Facebook, Amazon, Google bắt tay với WHO ngăn chặn thông tin sai lệch về Corona Virus

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa tổ chức một cuộc họp có sự góp mặt đến từ những ông lớn như Facebook, Amazon và Google. Mục tiêu của WHO là mong muốn ngăn chặn sự lan truyền thông tin sai lệch về coronavirus mới, có tên chính thức là COVID-19.

Cuộc họp được tổ chức tại Công viên Menlo, California. Ngoài sự góp mặt của Amazon, Facebook và Google, còn có sự tham gia của hàng loạt các công ty khác bao gồm Airbnb, Dropbox, Kinsa, Mapbox, Salesforce, Twilio, Twitter, Verizon và YouTube, theo một nguồn tin cho biết Apple, Lyft và Uber đã được mời, nhưng không gửi đại diện đến.

Chủ đề chính của cuộc họp là cách mà các công ty đang làm để đối phó với những tin tức giả mạo về coronavirus.Cụ thể WHO chia sẻ những thông tin chính xác về tình hình coronavirus hiện nay và tình trạng thông tin sai lệch đang tràn lan khắp nơi, trong khi những người tham dự đã chia sẻ ý tưởng về việc đối phó với dịch bệnh. Andy Pattison của WHO nói rằng ông đề nghị giúp đỡ trong việc kiểm tra thông tin thực tế được đăng trên nền tảng của họ.

Kết quả hình ảnh cho Facebook, Amazon, Google bắt tay với WHO ngăn chặn thông tin sai lệch về Corona Virus

Hiện tại Twitter và YouTube và các trang mạng truyền thông xã hội khác vẫn đang tràn ngập thông tin sai lệch. Ông Patt Pattison đề cập đến thông tin sai lệch về coronavirus lan truyền nhanh hơn cả bệnh dịch. Trong đó góp phần là các câu chuyện tin tức giả trên Facebook, sách trên Amazon và các video âm mưu trên YouTube. Thông tin sai lệch cũng cho phép tin tặc lợi dụng sự bùng phát, phát tán phần mềm độc hại thông qua các email được cho là thông tin về coronavirus.

Một số các biện pháp được các công ty đưa ra như: Facebook thông báo rằng họ có một mạng lưới những người kiểm tra thực tế thuộc bên thứ ba, những người này sẽ đánh dấu những câu chuyện sai lệch về virus và Facebook sẽ xóa nội dung đã bị các tổ chức y tế toàn cầu tố cáo. Trong khi đó, Twitter trình bày một liên kết đến Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) khi bạn tìm kiếm coronavirus.

Nguồn: Digital Trend

 

Tin liên quan Thêm từ tác giả