4 tựa game “huyền thoại” được vinh danh tại “Hội trường danh vọng Game” năm 2019
Hội trường danh vọng Game (World Video Game Hall of Fame) là một giải thưởng quốc tế với mục đích vinh danh các trò chơi điện tử nổi tiếng, hấp dẫn trong thời gian dài và có sức ảnh hưởng lớn đến văn hóa đại chúng trên toàn thế giới. Những tựa game đạt giải sẽ được triển lãm tại Bảo tàng Quốc tế về trò chơi điện tử Strong ở NewYork (Mỹ).
Năm 2019, có 4 trò chơi đã được vinh danh tại bảo tàng này, đó là:
Colossal Cave Adventure
Colossal Cave Adventure là game phiêu lưu dưới dạng văn bản, ban đầu nhiều người nhìn vào sẽ không nghĩ đây là game bởi trên màn hình với những hình ảnh khá mờ ảo cùng cho chít chữ. Chúng ta sẽ truy tìm kho báu và thoát khỏi hang tối dựa theo những gì đã lựa chọn trên màn hình. Các nhà phát triển game dựa trên cách xây dựng trải nghiệm tương tác, thúc đẩy trí tưởng tượng của người chơi.
Colossal Cave Adventure được phát triển từ năm 1975 bởi Will Crowther, được mở rộng hơn vào năm 1977 với sự giúp đỡ từ Don Woods và các lập trình viên khác đã tạo ra các phiên bản khác nhau và trên nhiều nền tảng thiết bị khác. Tựa game này là người mở đường của thể loại của hành động tương tác và là trò chơi phiêu lưu văn bản đầu tiên, tiền thân của thể loại game phiêu lưu. Colossal Cave Adventure cũng góp phần hướng tới thể loại nhập vai và roguelike.
Microsoft Solitaire
Giao diện chơi của Microsoft Solitaire những ngày đầu
Chắc hẳn với những ai chơi game bài đều biết đến sự có mặt mặc định của Microsoft Solitaire trên hệ điều hành Windows. Nó không phải là game bài đầu tiên nhưng nó chính là tựa game bài đã thống trị toàn thế giới trong một khoảng thời gian dài và thu hút hàng chục triệu người chơi. Đến nay game Microsoft Solitaire đã ra mắt hơn 30 năm nhưng nó vẫn chưa bao giờ trở nên lỗi thời so với các game bài ngày nay.
Giao diện chơi của Microsoft Solitaire cải tiến qua nhiều năm
Microsoft cho biết có khoảng 35 tỷ ván chơi Solitaire được người dùng Windows trên toàn thế giới giải mỗi năm, nhưng số lượng người chơi chính xác của trò chơi huyền thoại này lại không được công bố.
Mortal Kombat
Giao diện chơi của Mortal Kombat những phiên bản đầu
Mortal Kombat là game đối kháng 1 đấu 1, ở thời điểm ra mắt tựa game này đã nhận phải vô số phản đối bởi hình ảnh bạo lực, máu me. Tuy nhiên, sự xuất hiện của game này còn dẫn tới sự ra đời của Uỷ ban Đánh giá Phần mềm Giải trí (ESRB) năm 1994, có nhiệm vụ đánh giá nội dung của các trò chơi điện tử và đưa ra các giới hạn về lứa tuổi và đối tượng phù hợp với mỗi game. Game Mortal Kombat hiện vẫn là một trong những series game được mong chờ hàng năm.
Giao diện chơi của Mortal Kombat phiên bản 11
Phiên bản thứ 11 của tựa game này ra mắt vào năm ngoái, cũng đã tạo nên làn sóng ý kiến trái chiều từ nhiều phía. Tuy nhiên, cả giới chuyên môn lẫn người chơi, dù ghét hay thích đều phải công nhận: Mortal Kombat 11 là một trong những sản phẩm xuất sắc nhất của series này trong suốt 28 năm nay. Phiên bản này không chỉ xuất sắc về đồ hoạ mà còn ấn tượng bởi cốt truyện hấp dẫn, đa chiều cùng hệ thống gameplay có những điểm mới phù hợp với người chơi hơn.
Super Mario Kart
Giao diện chơi của Super Mario Kart phiên bản gốc
Super Mario Kart không phải là cái tên đình đám nhất của nhà phát hành Nintendo nhưng nó lại là tựa game mang lại doanh thu cao nhất từ trước đến nay của công ty này. Game là kết hợp giữa thể loại đua xe thông thường và cạnh tranh, mang đến trải nghiệm cực kỳ thú vị cho người chơi. Đây cũng là một trong số những game đua xe đầu tiên cho phép hai người chơi cùng lúc bằng cách chia đôi màn hình.
Giao diện chơi của phiên bản Mario Kart 8 Deluxe trên Nintendo Switch
Đến nay, Nintendo vẫn tiếp tục cho ra mắt nhiều phiên bản của tựa game gốc, với sự cải tiến không chỉ ở đồ hoạ mà còn cốt truyện, hệ thống gameplay và tối ưu trên nhiều thiết bị hơn, có thể kể như Mario Kart Tour, Mario Kart 8, Mario Kart 8 Deluxe,…