“Bí ẩn cuộc đời” Ngụy Anh Lạc trong lịch sử triều Thanh
“Hoàn Châu Cách Cách” là một trong những bộ phim gắn liền với thế hệ 8x, 9x, ra mắt vào những năm cuổi thế kỷ 20. Thông qua bộ phim, người xem đã biết đến Lệnh phi – một phi tần giàu lòng nhân từ, hiền hậu, khoan dung, đẹp người lẫn đẹp nết. Tuy nhiên ít ai biết rằng một trong những lý do thực sự khiến “Lệnh phi” Ngụy Anh Lạc không thể lên ngôi Hoàng hậu lại là xuất thân gốc gác của nàng.
Ngụy Anh Lạc (tự Ngụy Giai Thị) thuộc về nội vụ phủ nên vào cung cũng theo diện cung nữ khi ở độ tuổi 13 – 17. Mặc dù không có nhiều bút tích ghi lại việc này nhưng dựa vào ngự ký của Càng Long trên mộ Hiếu Hiền hoàng hậu để lại có thể chứng minh năm đó nàng đã theo hầu bên vị hoàng hậu mà ông sủng ái nhất.
Lệnh Phi là người mà trong suốt cuộc đời vua Càn Long tin tưởng nhất nhưng điều này lại hoàn toàn đi ngược lại với thắc mắc của khán giả và họ đã đưa ra một nghi vấn “Vì sao Càn Long không lập bà làm hậu dù 2 hoàng Hậu trước đã không còn?”. Theo những gì được ghi chép lại, tổ tiên của Ngụy Anh Lạc thuộc Hán quân tương hoàng kỳ, sau đó lại gia nhập Tương Hoàng Kỳ Mãn. Với thân phận người Hán nhưng lại xuất thân từ nô bộc của hoàng thất nên điều này có thể lý giải vì sao Ngụy Anh Lạc khó lòng giành được ngôi vị Hoàng hậu.
Tuy nhiên một vài ý kiến khác nổi lên lại làm cho nguyên nhân “không lên làm hậu” của Lệnh Phi thêm phần đáng tranh cãi. Có người cho rằng vua Càn Long vì bảo vệ vị Hoàng đế kế nhiệm (hoàng tử Vĩnh Diêm, sau đăng cơ lấy hiệu là Gia Khánh) nên mới không sắc phong cho nàng. Mãi cho đến 1 ngày trước khi qua đời, Ngụy Giai Thị (Ngụy Anh Lạc) mới được truy phong lên Hoàng hậu. Mặt khác, vua Càn Long cũng có thể vì sĩ diện bị dân gian đồn thổi là sau khi Hiếu Hiền hoàng hậu qua đời mà Kế hoàng hậu thì bị thất sủng do tàn phai hương sắc nên bị giam vào lãnh cung.
Sống bên cạnh Càn Long 10 năm, Lệnh phi sinh được cho người 6 đứa con, gồm 4 hoàng tử và 2 công chúa. Nàng cũng chính là người có nhiều con nhất với vua, được Càn Long tin tưởng nhất vào khoảng thời gian cuối đời. Chỉ tiếc rằng không lâu sau đó, Lệnh phi cũng “buông hơi nhắm mắt” và ngay lập tức được an táng tại Dụ Lăng cung, kế bên mộ của Càn Long. Nàng được bồi táng thêm 76 kiện, chỉ kém 1 kiện so với nghi thức Hoàng hậu.
Nhưng di thể của nàng sau khi mất lại dấy lên nhiều nghi hoặc. Một nhóm đạo mộ Dụ Lăng đã phát hiện ra một cỗ quan tài ở phía Tây được cho là Lệnh phi. Di thể mặc áo vàng, cơ thể không hư thối, răng chưa rụng hết sau nhiều năm an táng. Từ đó thấy được, dù Càn Long không chấp nhận một phi tần trẻ tuổi như Ngụy Anh lạc làm hậu nhưng cũng yêu thương và chiều chuộng, lo lắng hết mực cho nàng ta. Vì thế, Lệnh phi Ngụy Anh Lạc sau khi Càn Long qua đời, vẫn luôn là người phụ nữ quyền lực nhất trong hoàng cung.