Chế tạo thành công chipset 6G có tốc độ nhanh hơn 2.000 lần so với 4G

Mặc dù mạng 5G vẫn chưa được triển khai rộng rãi, nhưng các dự án về 6G đã bắt đầu được nghiên cứu và cho thấy tiềm năng ấn tượng.

 

5G hiện có tốc độ nhanh hơn 4G khoảng 20 lần. Tuy nhiên, mạng 6G trong tương lai có thể sẽ đạt bước tiến còn ấn tượng hơn.

Các nhà nghiên cứu từ trường Đại học Nanyang (Singapore) mới đây đã chế tạo thành công chipset thế hệ mới, tạm gọi là 6G.

Công nghệ mới sử dụng vật liệu cách điện Photonic Topological có thể truyền sóng Teraherzt ở tốc độ siêu cao, lên tới 100 lần so với mạng 5G hiện nay.

Cụ thể, các thí nghiệm cho thấy chipset này đạt tốc độ truyền dữ liệu 11 Gbps, nhanh hơn so với mức 10 Gbps – tốc độ tối đa về lý thuyết mà mạng 5G có thể đạt được.

Nhóm nghiên cứu của trường Đại học công nghệ Nanyang (Singapore) chế tạo thành công chipset không dây thế hệ mới (6G).

Với tốc độ này, mạng 6G đủ nhanh để tải video 4K mà không cần nén theo thời gian thực. Tuy nhiên tại thời điểm mà 6G được triển khai, thế giới có thể sẽ có những định dạng video lớn hơn rất nhiền, thí dụ như 16K, 24K, 32K,…

Một thí dụ khác cho thấy tốc độ “khủng khiếp” của mạng 6G, đó là khi khi so với tốc độ của mạng 4G hiện nay.

Theo ghi nhận vào tháng 6/2019, Hàn Quốc là quốc gia có mạng 4G nhanh nhất thế giới với tốc độ tải 52.4 Mbps. Tuy nhiên khi so với công nghệ 6G được các nhà nghiên cứu giới thiệu, tốc độ này chỉ đạt xấp xỉ 1/2000.

Mặc dù việc chế tạo thành công chipset là tín hiệu đáng mừng, cho thấy khả năng hiện thực hóa công nghệ kết nối không dây thế hệ mới, nhưng quá trình triển khai đồng bộ đối với 6G vẫn còn nằm rất xa trong tương lai.

Theo dự đoán của các nhà khoa học, sớm nhất là tới năm 2030, kết nối 6G mới được ứng dụng trong đời sống, đưa trải nghiệm kết nối lên một tầm cao mới.

Tin liên quan Thêm từ tác giả