Ngày 10/11, bộ phim “ Cô Ba Sài Gòn” của Ngô Thanh Vân với vai trò là nhà sản xuất chính thức được công chiếu trên tất các cụm rạp trên cả nước. Một bộ phim lấy cảm hứng từ chiếc áo dài truyền thống vào cuối thập niên 60s, đây chắc chắn sẽ là bộ phim gây nhiều hứng thú cho các bạn yêu thích bộ môn nghệ thuật thứ 7. Bởi khi điện ảnh và tinh thần dân tộc cùng hòa quyện với nhau, ta có được một tác phẩm hội tụ cả yếu tố thanh và sắc.
“Cô Ba Sài Gòn” được hầu hết khán giả ngóng chờ trong khoảng thời gian gần đây. Từ bối cảnh phim được lấy từ Sài Gòn phồn hoa của những năm 60s với hình tượng chiếc áo dài truyền thống sặc sỡ trên khắp phố phường, cho đến những tấm poster với những bức ảnh chân dung đậm chất xưa. Tất cả các nỗ lực đoàn làm phim từ teaser, ảnh pop art…đã góp phần làm cho “Cô Ba Sài Gòn” thêm phần hấp dẫn và tạo nên thành công cho phim.
Sau ngày công chiếu vừa qua thì đây quả thật là một bộ phim đáng xem, phim đã nhận lại được vô số những nhận xét tích cực từ người xem – một dấu hiệu đáng mừng cho nền điện ảnh phim Việt.
Phim xây dựng nhân vật chính là Cô Ba Như Ý – con gái cưng nhà may áo dài Thanh Nữ nức tiếng “Hòn ngọc Viễn Đông”. Vừa có gia thế vừa có tài năng, cô Ba nhanh chóng nổi tiếng khắp xứ bởi tài thiết kế. Thế nhưng, cô gái trẻ này lại chỉ thích Âu phục mà ghét cay ghét đắng tà áo dài. Trong khi cả gia tài của gia đình là tiệm may nức tiếng mà mẹ vẫn luôn gìn giữ cho cô, cô ba tuyên bố không nối nghiệp gia đình, chính vậy đã làm cho mâu thuẫn bùng nổ. Như Ý giữ mãi định kiến đó cho đến khi vô tình mặc lên người chiếc áo dài đong đầy tình thương mẹ may cho và lạc đến năm 2017.
Tồi tệ hơn cả sự lạ lẫm giữa thế kỷ 21, Như Ý vô cùng kinh hãi khi trước mắt mình là một cảnh tượng hoang tàn – “đế chế” áo dài của nhà may Thanh Nữ bị sụp đổ, đối diện với bản thân mình của 48 năm sau bê tha rượu chè. Và từ đó, hành trình trưởng thành từng ngày của cô chính thức bắt đầu.
Không như những gì người xem tưởng tượng, bối cảnh của bộ phim vào cuối năm 1969 chỉ diễn ra trong khoảng 30% thời lượng của phim, 70% còn lại là khoảng thời gian Như Ý xuyên không đến năm 2017 để từ đó cô nàng nhận ra được lỗi lầm từ chính bản thân mình và khắc phục nó, dựng lại nhà may Thanh Nữ – tâm huyết của cả cuộc đời mẹ mình.
Phim có sự góp mặt của cả những diễn viên trẻ tài năng như Ninh Dương Lan Ngọc, Diễm My, ST 365 cũng như những diễn viên gạo cội như Hồng Vân, Diễm My 6x. Sau thất bại của “Tấm Cám- chuyện chưa kể” Ngô Thanh Vân đã biết cách sắp xếp, đặt để tất cả các nhân vật đều hoàn thành xuất sắc vai diễn của mình nhưng vẫn không chồng chéo và lưu mờ nhau.
Và phải kể đến công lao to lớn của nghệ sĩ Hồng Vân trong vai An Khánh- Như Ý của 48 năm sau. Cô có một lối diễn hài hước, với sự chuyển biến tâm lý nhân vật đầy ngoạn mục từ sầu não, bi thương, cùng quẫn, bế tắc khi mất đi xưởng may gia truyền của dòng họ 9 đời đến khi nhận ra được lỗi lầm của mình, ý thức được nó và cùng Như Ý sửa chữa lại sai lầm. Khoảnh khắc An Khánh đến gặp Thanh Loan để tạ lỗi và mong muốn được học cách làm áo dài đã khiến nhiều khán giả phải xúc động nghẹn ngào.
Đặc biệt điểm sáng giá cuối cùng của Cô Ba Sài Gòn mang lại là lột tả được nét đẹp truyền thống của dân tộc thông qua những chi tiết nhỏ từ đường khâu, tà áo, dáng đứng của chiếc áo dài, điều mà phim Việt lâu nay luôn thiếu sót để gìn giữ và duy trì được các giá trị văn hóa.
Tóm lại, với tác phẩm lần này của Ngô Thanh Vân sẽ không làm bạn phải quá thất vọng đâu. Nên đừng chần chừ gì nữa, xách mông ra rạp và thưởng thức phim đi nào!
Bí quyết cập nhật nội dung phim hot trên Fshare.vn
Cách 1: Follow trực tiếp tại Fshare
- Bước 1: Sau khi đăng nhập vào tài khoản vào mục “Quản lí tập tin” chọn “Theo dõi thư mục“
- Bước 2: Lựa chọn các mục theo dõi có sẵn trên Fshare. Sau đó click vào “Theo dõi”Ngay khi forlder đã theo dõi có file mới, người dùng sẽ nhận được thông báo ngay mà không cần phải tốn thời gian tìm kiếm.
Cách 2: Follow forder từ kết quà tìm kiếm với Google, Cốc Cốc, Facebook.
- Bước 1: Nhập [công thức FOLDER] + [Nội dung cần tìm] + [Fshare].
- Bước 2: Sau khi google hiển thị ra kết quả chọn “Theo dõi”