Những điều khiến The Shining trở thành một tác phẩm kinh điển của thể loại phim kinh dị

The Shining (Ngôi nhà ma) được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Stephen King. Ông là một nhà văn hàng đầu của Mỹ với nhiều thể loại, nhưng rất thành công trong truyện kinh dị.

Mặc cho kinh phí sản xuất lên đến 19 triệu USD, bộ phim ra mắt lần đầu tiên vào năm 1980 đã không được giới phê bình phim đánh giá cao, thậm chí còn bị chê bai dữ dội. Bộ phim bị đề cử giải Mâm xôi vàng cho đạo diễn bị coi là dở tệ nhất Stanley Kubrick và nữ diễn viên tệ nhất Shelley Duvall – nhân vật nữ chính. Song, bộ phim vẫn đạt được doanh thu hơn 44 triệu USD tại phòng vé. Nhiều năm sau đó, khi mà giới phê bình phim nhìn nhận lại thì giờ đây The Shining trở thành một tượng đài kinh điển của thể loại kinh dị. Vậy điều gì khiến bộ phim bị giới chuyên môn khó khăn đón nhận từ ban đầu đến vậy?

Lý do có thể vì đạo diễn Stanley Kubrick dám đi ngược lại với đám đông lúc bấy giờ khi mà tạo nên thể loại phim kinh dị tâm lý. Tập trung về mặt tối của con người, những con quỷ sâu thẳm luôn tồn tại trong tâm hồn và những thế lực siêu nhiên chỉ đóng vai đòn bẩy. Trong khi lúc bấy giờ, phần lớn các nhà làm phim kinh dị đều  sử dụng hiện tượng ma quái, câu chuyện về những hồn ma, những hình ảnh ma quỷ làm nhân tố chính. Các màn hù dọa gây thót tim người xem sẽ dễ dàng thu hút khán giả hơn và mục đích là làm người xem sợ hãi.

The Shining xoay quanh cuộc sống của gia đình Torrance (gồm Jack, Wendy và Danny) ở khách sạn sang trọng Overlook, nằm biệt lập trên một vách đá khi người cha Jack Torrance (Jack Nicholson) được tuyển dụng để trông coi khách sạn suốt mùa đông. Tưởng chừng đó chỉ là một công việc bình thường vừa kiếm thêm thu nhập vừa có thể tận dụng sự cô lập trong thời gian tới để viết sách, Jack đã không ngờ được việc chuyển đến điểm đến nghỉ mát có tiếng này lại đẩy gia đình ông vào chỗ nguy hiểm.

Mặc dù cốt truyện của bộ phim không có gì đột phá khi mà chọn bối cảnh là một “ngôi nhà ma ám” quen thuộc. Một gia đình dọn đến một nơi ở mới. Địa điểm này có nhiều truyền thuyết hoặc nguồn gốc đáng sợ. Sau đó, cuộc sống của gia đình họ bắt đầu gặp những hiện tượng kì lạ. Một thành viên của gia đình dần dần trở nên bất ổn. Và cuối cùng cao trào là sự đối đầu giữa họ và thế lực siêu nhiên. Cho nên có thể nói mạch chuyện dễ dàng bị đoán ra bởi khán giả, đặc biệt là những người đam mê thể loại phim kinh dị. Vậy điều gì đã giúp The Shining trở thành tác phẩm kinh dị kinh điển của mọi thời đại?

Đầu tiên phải kể đến những cảnh quay Dolly (cảnh chuyển động về phía trước) dài 3 phút khi mà cậu bé Danny đạp xe dọc hành lang dài, hẹp với những cánh cửa phòng tương tự nhau. Ánh sáng vàng nhạt hắt lên những bức tường kết hợp với hình ảnh như mê cung của khách sạn, nó làm khách sạn Overlook – bối cảnh phim trông quái dị hơn hẳn. Cùng với đó là tiếng bánh xe của cậu bé chạy trên sàn gỗ, rồi lại im lặng khi chạy trên những tấm thảm. Hiệu ứng hình ảnh lẫn âm thanh không chỉ tăng thêm sự hồi hộp mà còn khiến người xem phải giật mình khi phân cảnh rùng rợn thật sự xuất hiện, bất chấp dự đoán ban đầu.

Âm nhạc như dậy sóng của The Shining giữ vai trò quan trọng trong phim. Dù được mặc định chỉ làm nền, nhưng tổ hợp những nốt nhạc 1 tông kéo dài với tiếng kèn đan xen tiếng trống dồn dập tạo dễ làm người xem khó chịu và nổi cả da gà. Nó là trợ thủ đắc lực để lột tả các biến chuyển tâm lí của nhân vật bên cạnh những dự báo những diễn biến câu chuyện tiếp sau đó.

Bên cạnh đó, đạo diễn Stanley Kubrick thật sự đã dồn tâm huyết vào trong những phân cảnh dù là nhỏ nhất của bộ phim. Ông còn là một người khó khăn và kĩ tính khi mỗi cảnh quay ông đều muốn nó phải thật hoàn hảo. Cho nên The Shining trở thành một tác phẩm tốn nhiều thời gian để sản xuất, chỉ riêng việc quay đã mất hơn 1 năm để hoàn thành. Các cảnh được quay đi quay lại nhiều lần, thậm chí còn nắm kỷ lục của thế giới với cảnh ông đầu bếp Halloran giải thích với cậu bé Danny, Shining là gì, được quay 148 lần!

Cộng hưởng các yếu tố trên lại với nhau, mạch cảm xúc của phim được đẩy lên cao liên tục mà không để người xem ngơi nghỉ. Mạch phim từ từ dồn dập lên cao trào để cho khán giả cảm nhận được sự biến chuyển từ bình thường thành điên loạn, mất kiểm soát của Jack. Kết quả, The Shining có thể không đáng sợ lắm nhưng nhấn mạnh vào yếu tố tâm lý khiến 2 tiếng ngồi trải nghiệm bộ phim trở thành màn thách thức thần kinh mãnh liệt mà người xem có dịp được nếm trải. Khi xem xong phim này, mỗi khi bạn ở đâu đó một mình… đảm bảo những hình ảnh trong The Shining sẽ hiện ra!

Các bạn có thể tham khảo tải phim được người dùng chia sẻ tại đây. Chúc các bạn xem phim vui vẻ!

Để tìm kiếm nội dung với tài khoản Fshare bạn chỉ cần gõ nội dung cần tìm kèm theo từ khóa “Fshare” sẽ có ngay link file Fshare. Ví dụ bạn cần tải phim “The Shining”, các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Nhập google “The Shining Fshare”
Bước 2: Chọn link phim mà bạn muốn tải
Bước 3: Tải nhanh bằng Fcode, xem hướng dẫn Tại đây. Hoặc tải xuống miễn phí.

 

Tin liên quan Thêm từ tác giả