Ô tô bay sẽ sớm thay thế các phương tiện giao thông mặt đất?
‘Xe bay’ là một yếu tố thường xuất hiện trong các tác phẩm khoa học viễn tưởng, phim khoa học viễn tưởng và phim truyền hình, thể hiện tầm nhìn nhân loại về tương lai của ngành giao thông.
Vào cuối tháng 8, công ty khởi nghiệp SkyDrive của Nhật Bản đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của một chiếc ô tô bay có tên SD-03 tại Toyota Proving Ground, chiếc máy bay này mang phong cách anime khoa học viễn tưởng của Nhật Bản đã duy trì thành công độ cao bay 10 mét trong 4 phút.
Theo báo cáo, chiếc ô tô bay này có thể thực hiện điều hướng ổn định ở tốc độ thấp và không bị cản trở ở độ cao thấp. Trong tương lai, tốc độ bay có thể tăng lên 100 km/h và dự kiến sẽ được thương mại hóa vào năm 2023.
Chiếc xe bay chỉ được thiết kế với bộ hạ cánh cố định nên không thể lái trên đường cao tốc. Nói một cách chính xác, chiếc ô tô bay này chỉ có thể hoàn thành chuyến bay thẳng từ điểm xuất phát đến điểm đích, nhưng trên thực tế nó có thể được gọi là “máy bay tầm thấp”.
“Thực tế ảo” của ô tô bay
Trước khi khái niệm ô tô bay xuất hiện trong nhiều tác phẩm khoa học viễn tưởng, nguyên mẫu của khái niệm này đã thực sự xuất hiện. Trong tay những kỹ sư của thế kỷ 20, không khó để chế tạo một thiết bị cơ khí có thể lái trên đường và bay trên không.
Theo ghi chép, ngay từ năm 1917, G. Curtis, được mệnh danh là “cha đẻ của ô tô bay”, đã phát minh ra chiếc ô tô bay đầu tiên trên thế giới có tên là Autoplane. Bị hạn chế bởi trình độ công nghệ vào thời điểm đó, Autoplane cuối cùng chỉ bay được một đoạn ngắn.
Sự kết hợp đổi mới này đã truyền cảm hứng cho nhiều nhà phát minh sau này. Năm 1937, Waldo Waterman cũng đã thử chắp cánh cho một chiếc xe hơi tên là Arrowbiled, nhưng cuối cùng vẫn thất bại.
Chiếc ô tô bay Airphibian
Việc lắp cánh cho ô tô không khả thi nên việc hoán cải máy bay thành ô tô cũng là một ý tưởng. Năm 1946, một kỹ sư tên là Robert Fulton đã phát minh ra một chiếc ô tô bay có cánh và đuôi có thể tháo rời, và cánh quạt ống lồng vào thân máy bay.
Chiếc ô tô bay có tên Airphibian này có thể bay thành công với tốc độ 190 km/h và cũng có thể chạy bình thường với tốc độ 80 km/h trên mặt đất, trở thành ô tô bay đầu tiên được Cục Hàng không Dân dụng Mỹ chứng nhận. Đối với lý do tại sao nó đã không trở nên phổ biến, vấn đề nằm ở giá thành.
Aerocar
Sau đó, một chiếc ô tô bay nổi tiếng khác là Aerocar được đưa lên bầu trời thành công vào năm 1949. Chiếc ô tô bay do kỹ sư người Mỹ Morton Taylor sáng chế này là mẫu xe gần nhất được sản xuất hàng loạt trên thế giới. Tuy nhiên, chỉ có 6 chiếc ô tô bay này được sản xuất, một trong số đó là huyền thoại, nó phục vụ lãnh tụ Cuba Fidel Castro. 5 chiếc còn lại đều được bảo tàng sưu tầm.
Trên thực tế, không có chiếc ô tô bay nào thành công, nhưng lại tỏa sáng trong các tác phẩm truyền hình và phim khoa học viễn tưởng kỳ ảo. Trong thế giới tương lai do nhiều đạo diễn khoa học viễn tưởng xây dựng, ô tô bay đã trở thành một yếu tố cần thiết. “Chiến tranh giữa các vì sao” là một ví dụ khá điển hình.
Công nghệ này là khả thi, nhưng tương lai còn bỏ ngỏ
Cho đến khoảng thập kỷ trước, với sự tiến bộ của pin điện, vật liệu mới và công nghệ lái tự động, ô tô bay một lần nữa trở thành điểm nóng đối với một số công ty sản xuất và công ty công nghệ.
Năm 2009, một kỹ sư người Mỹ Kenneth Wernicke đã phát minh ra một chiếc ô tô bay có cánh và cánh quạt có thể gập lại, nó đã bay thành công và trở thành chiếc ô tô bay đầu tiên có thể lái trên đường theo đúng nghĩa.
Ngoài các công ty ô tô, có những nhà sản xuất máy bay truyền thống hiện đang đầu tư vào ô tô bay. Ví dụ, vào năm 2018, Boeing đã mua lại công ty công nghệ hàng không Aurora Flight Sciences, thành lập bộ phận Boeing Next và thông báo khởi động lại kế hoạch ô tô bay.
Xe bay của Boeing
Bên cạnh đó, cũng có thể thấy rằng Intel (Mỹ), Toyota (Nhật), Volkswagen (Đức), PAL-V (Hà Lan) và EHang (Trung Quốc) đều đang khám phá lĩnh vực này.
Nhưng nhìn chung, tính khả thi về mặt kỹ thuật của ô tô bay đang hướng tới mục đích sử dụng thương mại, tức là đáp ứng các yêu cầu của du lịch hàng không về quãng đường bay, tuổi thọ điện và độ an toàn.
Tuy nhiên, nếu đưa ô tô bay vào sử dụng trên diện rộng, dù xét về yêu cầu quản lý, phương tiện hỗ trợ hay thậm chí là vấn đề ùn tắc mà người dân đã nhiều lần phàn nàn thì đó vẫn chưa phải là giải pháp tối ưu. Hiện chưa có lịch trình sử dụng ô tô bay thương mại quy mô lớn.
Để những chiếc xe bay có thể xuống đường, còn rất nhiều vấn đề
Về cơ bản mà nói, bản thân chiếc xe bay có một nghịch lý rất lớn. Ý nghĩa ban đầu của khái niệm này là nó có thể được sử dụng như một phương tiện di chuyển trên bộ và trên không. Khi bạn cần di chuyển một quãng đường dài, hãy chuyển sang chế độ trên máy bay và chuyển sang lái xe đường trường khi bạn cần đi những quãng đường ngắn.
Các giải pháp ô tô bay hiện nay đang giải quyết vấn đề này bằng cánh quạt có thể gập lại được, giúp việc chuyển đổi giữa bay và lái trên mặt đất trở nên thuận tiện và dễ dàng nhất.
Nhưng một vấn đề khó tránh khỏi khác là những chiếc xe như vậy vẫn chiếm dụng tài nguyên đường cao tốc. Trong tình trạng tắc nghẽn ngày càng nghiêm trọng như hiện nay, việc bổ sung ô tô bay chắc chắn sẽ mang đến một thử thách khắc nghiệt hơn cho giao thông mặt đất. Đây cũng là lý do khiến nhiều phương tiện bay lưỡng dụng trên bộ không thể thực sự xuống đường.
Sau chuyến bay thử nghiệm thành công chiếc ô tô bay SkyDrive của Nhật Bản, một quan chức đã nói: “Chiếc ô tô bay này được kỳ vọng sẽ giải quyết các vấn đề giao thông của các vùng núi hoặc đảo xa xôi, hoặc các vấn đề trong hoạt động cứu trợ thiên tai và vận chuyển hàng hóa”.
Thật vậy, tính đến khả năng thực tế ở thời điểm hiện tại, một chiếc “xe cứu thương bay” có thể là ứng dụng tốt nhất cho phát minh này.
Nguồn : ICT News