Đại dịch Covid-19 và sự lên ngôi của thị trường điện toán đám mây
Thời gian dịch bệnh hoành hành vừa qua khiến không ít các doanh nghiệp phải lao đao, thậm chí phá sản. Ứng dụng công nghệ điện toán đám mây chính là giải pháp hữu hiệu cho mỗi doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển.
Có thể nói nền kinh tế Thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng phải trải qua đợt tái cấu trúc vì đại dịch Covid-19, thay đổi nhiều hình thức kinh doanh để thoát khỏi tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Điều này mang đến thách thức các doanh nghiệp buộc phải thay đổi nhưng đồng thời, mở ra cơ hội lớn cho các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây, dịch vụ lưu trữ.
Thị trường điện toán đám mây tăng trưởng mạnh
Đại dịch Covid-19 làm thay đổi cách giao tiếp giữa người với người, giữa doanh nghiệp với khách hàng, giữa doanh nghiệp với đối tác và giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp.
Điện toán đám mây nổi lên và đã chứng minh được năng lực vượt trội để trở thành lựa chọn tốt nhất trong giai đoạn khủng hoảng bởi đại dịch. Đây cũng được coi là phương thức giúp doanh nghiệp chuyển mình trong giai đoạn “bình thường mới” và yên tâm phát triển trong mọi hoàn cảnh, hay những thay đổi điều kiện kinh doanh trên toàn cầu.
Theo con số được công bố bởi Viettel IDC, với mức tăng trưởng 25 – 27%, doanh thu thị trường AI Việt Nam có thể đạt tới con số 300 triệu USD vào năm 2025. Các thống kê cụ thể cho thấy, doanh thu của các ứng dụng dựa trên nền tảng AI (AI Software Application) và nền tảng để các ứng dụng AI khai thác (AI Software Platform) có thể tăng trưởng 33-35%/năm với doanh thu lên tới 120 triệu USD vào năm 2025.
>> Bạn có thể xem thêm: 4 lý do doanh nghiệp cần đầu tư vào công nghệ thông tin
Cơ cấu lớn nhất trong thị trường điện toán đám mây là ngành bán lẻ và tiêu dùng
Trong bối cảnh hạn chế tiếp xúc – giãn cách xã hội thời gian dịch bùng nổ, người tiêu dùng không thể trực tiếp đến các địa điểm mua sắm như thường lệ. Các đơn vị bán lẻ phải đưa ra các giải pháp nhằm kích cầu và vì thế, việc đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử đã tạo nên bùng nổ lớn đối với thị trường điện toán đám mây. Từ vật dụng thông thường cho tới máy móc thiết bị có kích thước lớn đều được bày bán Online. Chỉ bằng một vài thao tác là người tiêu dùng có thể mua sắm dễ dàng ngay tại nhà.
Mua sắm trực tuyến ngay lập tức phát huy được hiệu quả cả về kinh tế lẫn công tác phòng chống dịch bệnh. Hình thức này không chỉ bùng nổ trong thời kỳ Covid-19 mà được dự báo sẽ được duy trì và phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
>> Bạn có thể xem thêm: Đâu là nơi lưu trữ dữ liệu trực tuyến an toàn nhất?
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe được dự đoán có tốc độ tăng trưởng nhanh trong thị trường điện toán đám mây toàn cầu 2020
Trong thời gian dịch bệnh vừa qua, tình trạng thiếu giường bệnh, phải lập bệnh viện dã chiến tại các cơ sở ký túc xá, sân vận động… cũng cho thấy được tình trạng quá tải bệnh nhân như thế nào. Kèm theo đó là vấn đề quản lý thông tin bệnh nhân. Với tính năng bảo mật, linh hoạt của công nghệ điện toán đám mây, các cơ sở y tế có thể quản lý thông tin bệnh nhân dễ dàng hơn. Điều này khắc phục được những điểm yếu của hệ thống lưu trữ truyền thống, khó có thể xử lý nhanh chóng, chính xác trong thời gian ngắn.
Ngoài ra, dịch Covid-19 đã buộc hàng trăm triệu người trên toàn thế giới phải thay đổi hành vi của họ để phù hợp với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Và vì thế, việc khai thác nền tảng điện toán đám mây đã góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng đáng kể, như một dịch vụ nhằm theo dõi tình trạng và chăm sóc sức khỏe.
Như vậy, nhu cầu phân tích dữ liệu dựa trên điện toán đám mây đã tăng lên đáng kể trong bối cảnh dịch bệnh. Đây chính là cơ hội cho các nhà cung cấp dịch điện toán đám mây “lên ngôi”.
Fshare – Giải pháp lưu trữ & chia sẻ bảo mật thông tin với OTP, bảo mật 2 cấp
Có rất nhiều ngành hàng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do Covid–19. Nếu không thay đổi để thích nghi thì việc bị xóa sổ khỏi thị trường là điều chắc chắn. Do đó, nhiều công ty đã ứng dụng điện toán đám mây vào trong kinh doanh. Và theo đó, việc bảo mật thông tin dữ liệu của bất kỳ doanh nghiệp, loại hình kinh doanh nào cũng là vấn đề rất quan trọng. Dịch vụ lưu trữ và chia sẻ trực tuyến Fshare với tính năng bảo mật dữ liệu 2 cấp, đặc biệt người dùng có thể đặt mật khẩu riêng cho từng tập tin sẽ là giải pháp tối ưu trong vấn đề bảo mật. Ngoài ra, Fshare còn có tính năng bảo mật tài khoản khi đăng nhập bằng mã xác thực OTP giúp tăng cường bảo mật một cách an toàn.
OTP – One Time Password là mật khẩu chỉ sử dụng một lần. Là một dãy số ngẫu nhiên được gửi đến email của khách hàng. Mỗi mã OTP chỉ được sử dụng cho 1 lần đăng nhập và hết hiệu lực trong 5 phút sau khi được gửi đi. OTP giúp giảm thiểu và ngăn chặn rủi ro với sự phá hoại và các cuộc tấn công của hacker gây nên khi mật khẩu và thông tin người dùng rò rỉ.
==> Để có thể an tâm trong việc phát triển bền vững doanh nghiệp cần bảo mật dữ liệu tốt nhất. Bạn có thể tham khảo và mua gói dịch vụ Storage TẠI ĐÂY.
Kết luận
Như vậy, Covid -19 đã có nhiều tác động tới thị trường điện toán đám mây. Không thể phủ nhận được những đóng góp to lớn của công nghệ này. Với tình hình khó khăn trong năm 2020 này, các doanh nghiệp nên tận dụng những ưu thế của điện toán đám mây để xây dựng mạng lưới kinh doanh hiệu quả.
=================================================================================
Mọi thông tin chi tiết hoặc thắc mắc cần hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi tại:
Email: hotro@fshare.vn
Tổng đài: 1900 6600
Website: www.fshare.vn
Fanpage Fshare.vn: tại đây