Công nghệ điện toán đám mây trong xu hướng làm việc từ xa
Những năm gần đây, Công nghệ điện toán đám mây (Cloud Computing) không còn là xu thế của thế giới mà dần trở thành thực tế đang diễn ra. Tại Việt Nam, nó được ứng dụng từ các doanh nghiệp cho đến người dùng cá nhân.
Điện toán đám mây (Cloud Computing) là gì?
Điện toán đám mây hay còn gọi là Điện toán máy chủ ảo. Cloud Computing cho phép người dùng truy cập vào máy chủ ảo (đám mây) bằng internet. Những nhà cung cấp dịch vụ đám mây sẽ sở hữu, quản lý phần cứng và duy trì kết nối mạng. Trong khi đó, người dùng sẽ được cung cấp và sử dụng những tài nguyên (phần mềm, dịch vụ,..) thông qua nền tảng web.
Các công ty cung cấp dịch vụ điện toán đám mây chia thành 3 loại lớn như sau:
- Công ty cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng như: Amazon Web Services hay DigitalOcean,…dành cho khách hàng là lập trình viên, công ty về web,…
- Công ty cung cấp dịch vụ nền tảng như FPT,…
- Công ty cung cấp dịch vụ phần mềm như: Gmail, Fshare, Evernote,…thường tiếp cận với người dùng cuối.
Hiện trạng công nghệ điện toán đám mây tại Việt Nam
Năm 2008, Công nghệ điện toán đám mây đặt nền tảng đầu tiên tại thị trường Việt Nam. Tiếp đó, FPT – nhà công nghệ hàng đầu của Việt Nam đã khẳng định vị thế tiên phong của mình bằng việc hợp tác với Microsoft để phát triển nền tảng này. Đến nay, điện toán đám mây được ứng dụng rộng rãi không chỉ trong quản lý doanh nghiệp mà còn trong đời sống hàng ngày.
Trên thế giới, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ này nhằm chuyển đổi mô hình làm việc trực tiếp tại công ty thành làm từ xa và cho thấy nhiều lợi ích vượt trội. Song tại nước ta, mô hình này vẫn khá hiếm. Đến khi dịch COVID-19 xuất hiện, nhiều doanh nghiệp bắt đầu gặp khó khăn và buộc phải dừng hoạt động sản xuất kinh doanh. Một số khác vẫn cố gắng duy trì hoạt động, bắt đầu sử dụng công nghệ điện toán đám mây để nhân viên làm việc từ xa.
Việc áp dụng mô hình này một mặt giúp doanh nghiệp hoạt động ổn định, mặt khác đảm bảo được sức khoẻ cộng đồng trong thời điểm dịch bệnh. Đây không hẳn chỉ là biện pháp tạm thời, mà các doanh nghiệp Việt Nam nên xem xét để áp dụng về lâu dài vì những lợi ích lớn mà nó mang lại.
Lợi ích từ công nghệ điện toán đám mây
Tiết kiệm chi phí. Cắt giảm chi phí đầu tư hạ tầng ban đầu; chi phí mua, lắp đặt và bảo dưỡng phần cứng, phần mềm; chi phí thuê người sửa chữa,…Và tối ưu hoá được không gian khi không cần đặt máy chủ cồng kềnh. Các trang thiết bị để sử dụng điện toán đám mây thì vô cùng nhỏ gọn, không tốn nhiều diện tích.
Tiện lợi. Cho phép người dùng làm việc bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, trên mọi thiết bị được kết nối internet mà gần như không bị phụ thuộc vào phần mềm hay phần cứng đang dùng.
Nếu dùng ổ lưu trữ truyền thống như USB và để quên ở nhà, muốn lấy dữ liệu phải làm sao? Nếu dùng ứng dụng điện toán đám mây như: Fshare thì tất cả dữ liệu đều nằm trên web hoặc ứng dụng, bạn chỉ cần truy cập và lấy nó về.
Tính bảo mật và liên tục của dữ liệu. Mọi dữ liệu được đồng bộ hóa trên đám mây. Giúp đảm bảo độ an toàn cao hơn, tránh trường hợp mất dữ liệu do hư hỏng ổ cứng. Ngoài ra, nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây sẽ sao lưu định kỳ và có các phương thức bảo mật để bảo vệ dữ liệu tốt hơn
Tạo kết nối và tăng hiệu quả. Nhân viên trong công ty dễ dàng kết nối với đồng nghiệp, đối tác và giải quyết công việc một cách nhanh chóng, dễ dàng dù làm việc từ xa. Ngoài ra, nó cũng cho phép các nhân viên giao tiếp và chia sẻ qua đám mây hiệu quả, đồng bộ hóa thông tin, dữ liệu, truy cập cùng lúc giúp nâng cao chất lượng trong công việc.
Hạn chế của công nghệ điện toán đám mây
Thách thức lớn nhất là xử lý các loại dữ liệu quá niên hạn. Các loại dữ liệu lưu trữ trên hệ thống quá lâu là một trong những bài toán khó. Các file người dùng lưu trữ nếu không được truy xuất hay chỉnh sửa và sử dụng trong thời gian dài dẫn đến khoảng không gian của chúng ta bị lãng phí. Ngoài ra, vấn đề về chính sách, đường truyền băng thông và nhận thức của doanh nghiệp là thách thức không nhỏ.
Áp dụng công nghệ điện toán đám mây là hướng đi nhiều tiềm năng trong tương lai, tuy nhiên cũng cần khắc phục những hạn chế để có thể triển khai một cách hiệu quả. Fshare luôn tự hào là một dịch vụ ứng dụng công nghệ điện toán đám mây hàng đầu của Việt Nam. Với mục đích đem đến những trải nghiệm tốt nhất không chỉ trong cuộc sống hàng ngày mà còn phục vụ cho công việc của khách hàng.