HTML là gì? Nguyên lý hoạt động của HTML trong việc xây dựng website

HTML là gì là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Thực tế, HTML đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cấu trúc, giao diện của nhiều loại trang web và ứng dụng trực tuyến, giúp cải thiện trải nghiệm người dùng trên Internet. Đối với những người mới bắt đầu học lập trình, HTML là loại ngôn ngữ cơ bản nhất cần nắm vững để phát triển thêm ở nhiều dạng ngôn ngữ khác. Vậy, HTML là gì? Nguyên lý hoạt động của HTML ra sao? Hãy cùng Fshare tham khảo thêm trong bài viết dưới đây nhé. html la giHTML là gì? Nguyên lý hoạt động của HTML trong việc xây dựng website​

Giải đáp – HTML là gì?

HTML là gì? HTML hay HyperText Markup Language là một ngôn ngữ đánh dấu sử dụng để xây dựng và thiết kế trang web. HTML chủ yếu tập trung vào việc xác định cấu trúc của trang web bằng cách sử dụng các thẻ và phần tử đánh dấu. Mỗi thẻ HTML đại diện cho một phần nhất định của nội dung, như tiêu đề, đoạn văn bản, hình ảnh hoặc liên kết. Các thuộc tính của thẻ có thể được sử dụng để định dạng và kiểm soát hiển thị của nội dung đó.

Một trang web thường bao gồm nhiều trang con, mỗi trang con có một tập tin HTML riêng. Có nhiều câu hỏi được đặt ra đó là “HTML là gì?, HTML có phải ngôn ngữ lập trình hay không?” Cần lưu ý rằng HTML không phải là ngôn ngữ lập trình thực tế vì không có khả năng thực hiện các chức năng động.

Nói chung, HTML hoạt động giống như một công cụ định dạng và bố cục cho trang web, tương tự như cách Microsoft Word được sử dụng để định dạng văn bản. Khi kết hợp với CSS và JavaScript, HTML trở thành cơ sở vững chắc cho phát triển web, cung cấp khả năng tạo ra giao diện người dùng đẹp mắt và tính năng tương tác động.
HTML hay HyperText Markup Language là một ngôn ngữ đánh dấu sử dụng để xây dựng và thiết kế trang web

HTML hay HyperText Markup Language là một ngôn ngữ đánh dấu sử dụng để xây dựng và thiết kế trang web​

Nguyên lý hoạt động của HTML như thế nào?

Khi một người dùng nhập tên miền vào thanh địa chỉ của trình duyệt, ví dụ như Chrome, sẽ thực hiện quá trình kết nối đến máy chủ web bằng cách sử dụng địa chỉ IP đã xác định thông qua quá trình phân giải tên miền (DNS). Máy chủ web là một máy tính kết nối internet nhận các yêu cầu từ trình duyệt và sau đó gửi lại thông tin cần thiết dưới dạng tài liệu HTML để hiển thị trang web.

Tập tin HTML chứa các phần tử HTML và thường được lưu dưới đuôi mở rộng là .html hoặc .htm. Khi tập tin HTML được tạo ra, trình duyệt web là sẽ là công cụ thực thi. Trình duyệt đọc và hiểu nội dung HTML từ các thẻ có trong tập tin và chuyển đổi chúng thành dạng văn bản có thể đọc, nghe hoặc hiểu bởi các bot máy tính.

Ứng dụng của HTML là gì?

Ngôn ngữ giúp bố cục và chia khung sườn cho các thành phần trang web cũng như hỗ trợ khai báo các tệp kỹ thuật số như nhạc, video, hình ảnh. Dù có nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau, nhưng HTML vẫn là lựa chọn quan trọng để hiển thị nội dung trên mọi loại trang web, không phụ thuộc vào nền tảng hoặc ngôn ngữ lập trình khác.

Bước đầu để tạo nội dung cho trang web

HTML là gì? HTML chính là ngôn ngữ được sử dụng để tạo và định dạng nội dung trang web. HTML sử dụng các thẻ đánh dấu để mô tả cấu trúc của trang, từ các đoạn văn bản, hình ảnh, đến liên kết và nhiều thành phần khác.

>> Xem thêm: 4 bí quyết giúp tối ưu website của bạn chuyên nghiệp hơn

HTML chính là ngôn ngữ được sử dụng để tạo và định dạng nội dung trang web

HTML chính là ngôn ngữ được sử dụng để tạo và định dạng nội dung trang web​

Thiết kế giao diện cho website

Để thiết kế giao diện cho trang web bằng HTML, người lập trình cần sử dụng cả CSS (Cascading Style Sheets) để định dạng và trang trí cho các phần tử HTML.

Sự kết hợp giữa HTML và CSS giúp tạo ra trang web có cấu trúc vững chắc và giao diện đẹp mắt. HTML cung cấp cấu trúc cơ bản, trong khi CSS mang lại khả năng tùy chỉnh và trang trí cho các phần tử HTML.

Hỗ trợ lập trình tương tác

Để làm cho trang web trở nên tương tác, JavaScript được tích hợp thêm. JavaScript là một ngôn ngữ lập trình mạnh mẽ cho phép thêm các chức năng động vào trang web. Người lập trình có thể sử dụng JavaScript để thực hiện các hành động như hiển thị và ẩn phần tử, xử lý sự kiện như nhấp chuột và tương tác với người dùng mà không cần tải lại trang.

Ngôn ngữ lập trình HTML hỗ trợ lập trình tương tác

Ngôn ngữ lập trình HTML hỗ trợ lập trình tương tác

Tổng kết

Với những ai muốn học ngôn ngữ lập trình HTML, CSS, Javascript hoặc tìm hiểu về chủ đề HTML là gì, bài viết này đã trình bày các thông tin từ cơ bản đến chi tiết nhất. Hi vọng rằng, thông qua chia sẻ này, bạn đọc đã có kiến thức sâu sắc hơn về HTML và có thể áp dụng linh hoạt hơn trong công việc của mình.

Nguồn: sưu tầm

—————————————————————————————————————————

Mọi thắc mắc và ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ: 

Email: hotro@fshare.vn 

Fanpage CSKH: Fshare.vn 

Fshare.vn – Lưu trữ mọi lúc, chia sẻ mọi nơi!

Tin liên quan Thêm từ tác giả