Những thách thức lớn khi triển khai mạng 5G tại Việt Nam

5G sẽ là công nghệ mang tính chuyển đổi, kéo theo đó là một loạt các dịch vụ mới, bao gồm cả khả năng quản lý năng lượng, vốn rất quan trọng trong việc giải quyết các thách thức ngày càng tăng về năng lượng và tính bền vững. Đại diện Huawei cho biết, cũng như nhiều nước trên thế giới, các nhà mạng Việt Nam phải đối mặt với bốn thách thức khi triển khai 5G. Cùng Fshare tìm hiểu những thách thức này nhé.

Tại World Mobile Broadband & ICT 2021 do IDG tổ chức ngày 25/3 ở Hà Nội, ông Michael Jiang, Giám đốc Công nghệ Huawei Việt Nam, cho biết hiện đã có hơn 140 nhà mạng ở 61 nước trên thế giới triển khai 5G với khoảng 260 triệu người dùng toàn cầu.

1/Về cơ sở hạ tầng khi triển khai xây dựng mạng 5G

Theo ông, thách thức đầu tiên mà các nhà mạng Việt Nam sẽ phải chuẩn bị là cơ sở hạ tầng. “Khi triển khai xây dựng mạng 5G, hầu hết trạm di động hiện nay đều đã được lắp đặt rất nhiều thiết bị 2G, 3G, 4G nên không đủ không gian lắp đặt 5G và các hạ tầng, như nguồn điện, ăng-ten cần nâng cấp để đáp ứng yêu cầu cho mạng 5G. Do đó sẽ phát sinh chi phí lớn”, ông Jiang giải thích.

Veju3cep o

Theo báo cáo của công ty tư vấn viễn thông STL Partners và Vertiv, các nhà khai thác viễn thông nên giải quyết những thách thức này theo hai cách: Áp dụng các phương pháp về hiệu suất năng lượng và khuyến khích khách hàng áp dụng các dịch vụ hỗ trợ 5G để giảm tiêu thụ và phát thải ở mọi tầng lớp.

STL Partners ước tính lưu lượng 5G toàn cầu sẽ vượt qua 3G/4G ngay sau năm 2025, khiến tính bền vững trở thành ưu tiên cấp thiết của các nhà khai thác. Trên thực tế, 40% doanh nghiệp được khảo sát cho biết tiết kiệm năng lượng nên là ưu tiên hàng đầu hoặc thứ hai đối với các nhà khai thác viễn thông khi triển khai mạng 5G.

2/Thời gian triển khai cung cấp dịch vụ.

Thị trường viễn thông là thị trường đóng. Nếu một số nhà mạng cùng chia sẻ một thị trường thì những nhà mạng nào cung cấp dịch vụ sớm sẽ chiếm được thị phần lớn hơn. Các nhà mạng ra sau sẽ bị thiệt thòi hơn và đánh mất thị phần.

Nuztjink o

Việc xây dựng cơ sở hạ tầng mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến thời gian triển khai cung cấp dịch vụ. Do đó, các nhà mạng nên lựa chọn chiến lược phù hợp để rút ngắn thời gian đưa dịch vụ ra thị trường.

3/Khả năng tối ưu hoá chi phí cao

Khả năng tối ưu hóa chi phí bởi chi phí thiết bị mạng 5G cao và yêu cầu triển khai số lượng trạm lớn, do đó chi phí đầu tư, bao gồm chi phí thiết bị và vận hành mạng, sẽ rất lớn. Vì vậy các nhà mạng cần phải tối ưu chi phí đó để tăng hiệu quả đầu tư.

Qrxdrcok o
Việt Nam cũng giống như các nước trên thế giới, sẽ phải đối mặt với một số thách thức chính trong việc triển khai 5G. Ảnh: Huawei

Ông Jiang cũng đề xuất một số giải pháp giúp đẩy nhanh quá trình phổ cập 5G tại Việt Nam. Cụ thể, ông gợi ý các nhà mạng nên thay thế cách xây dựng trạm trong nhà (indoor) bằng cách chuyển sang ngoài trời (outdoor), treo thiết bị phát sóng trực tiếp trong cột để tiết kiệm chi phí vận hành như xây nhà trạm, thuê địa điểm, tiền điện… Theo ước tính của Huawei, với mạng lưới 30.000 trạm hiện nay, giải pháp outdoor có thể giúp các nhà mạng Việt Nam tiết kiệm được 133 triệu USD chi phí vận hành mỗi năm.

Giám đốc công nghệ của Huawei Việt Nam cũng cho rằng, các nhà mạng có thể tiết kiệm chi phí khi triển khai 5G bằng cách tối ưu lượng điện tiêu thụ. Giải pháp này có thể tiết kiệm được 20% lượng điện so với mức trung bình, giúp các nhà mạng Việt Nam tiết kiệm 19,5 triệu USD/năm.

4/Trải nghiệm của người dùng

Thách thức quan trọng còn lại là trải nghiệm người dùng bởi khi chuyển sang mạng 5G, người dùng mong tốc độ cao nhưng lại vẫn muốn chi phí thấp. Việc này tạo ra thách thức không hề đơn giản cho các nhà mạng để đảm bảo yêu cầu về trải nghiệm người dùng tốt nhất, tăng tính cạnh tranh.

Bên cạnh tính năng, với người dùng lại quan tâm nhiều đến giá cước, nhất là so với các công nghệ trước, chi phí đầu tư cho xây dựng mạng 5G cao hơn nhiều lần. Tuy nhiên, đại diện các nhà mạng cho rằng việc đưa ra mức giá cước sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn và theo từng gói dịch vụ. Theo ông Phạm Ngọc Tú, Trưởng ban Nghiên cứu và phát triển dịch vụ (Tổng công ty VinaPhone), với giai đoạn thử nghiệm thương mại, nhà mạng chỉ phủ sóng 5G ở một khu vực nhất định nên VinaPhone chưa đưa ra gói cước 5G riêng.

Jbs9yqrp o

“Ứng dụng mạng 5G phục vụ hữu ích cho sản xuất thông minh và công nghệ cao. Công nghệ mạng 5G được xem là chìa khóa bước vào thời kỳ mới của tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, công nghệ máy học. Hạ tầng 5G đang dần được thúc đẩy ở nhiều quốc gia trên thế giới. Hầu hết các mạng di động lớn ở Vương quốc Anh, Châu Âu và Mỹ đều cung cấp dịch vụ 5G. Đặc biệt tại Việt Nam, 5G được kỳ vọng sẽ mang đến những trải nghiệm vượt bậc cho người dùng di động và là nền tảng quan trọng để thúc đẩy chuyển đổi số của các doanh nghiệp, chính quyền ”, ông Phan Tâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết.

Nguồn: Tổng hợp

———————————————————————————————————–
Khám phá cách tìm tất tần tật nội dung Fshare nhanh chóng và chính xác tại đây

 

 

Tin liên quan Thêm từ tác giả