So sánh VPS và Cloud Server ưu và nhược điểm của mỗi loại

Ngày nay, công nghệ thông tin đang phát triển rất nhanh chóng đồng nghĩa với việc internet cũng theo tỉ lệ thuận đi lên cùng với công nghệ thông tin. Vì vậy các dịch vụ liên quan đến internet đều được chú trọng nhằm đảm bảo tính bảo mật và an toàn. VPS và Cloud Server đều là 2 dạng máy chủ ảo dùng để lưu trữ web và còn ứng dụng được trong nhiều lĩnh vực khác. Vậy làm thế nào để có thể phân biệt được 2 loại máy chủ ảo này và sử dụng dụng vào mục đích nào. Thông qua bài viết dưới đây chúng ta sẽ tiến hành so sánh VPS và Cloud Server để bạn hiểu rõ hơn về hai loại máy chủ ảo này.

1. Định nghĩa VPS và Cloud Server.

1.1 VPS là gì?

VPS là máy chủ riêng ảo (Virtual Private Server). VPS sử dụng công nghệ ảo hóa để cung cấp cho bạn các tài nguyên dành riêng (riêng tư) trên một máy chủ có nhiều người dùng. Theo thuật ngữ của ngành, có thể giải thích như sau:

Máy chủ: Là một máy tính mạnh mẽ lưu trữ tất cả dữ liệu và tệp tạo nên trang web của bạn. Khi ai đó nhập tên miền của bạn vào trình duyệt web của họ, chiếc máy tính mạnh mẽ đó sẽ “đưa” trang web của bạn lên màn hình của người tìm kiếm.

Ảo: VPS sử dụng công nghệ ảo hóa để chia một máy chủ mạnh mẽ mà chúng ta vừa nói đến thành nhiều máy chủ ảo. Hãy nghĩ về nó theo cách này: Đó là một phần cứng vật lý hoạt động giống như một số máy chủ riêng biệt.

Riêng tư: Máy chủ ảo của bạn được dành riêng cho bạn, vì vậy bạn sẽ không phải chia sẻ RAM, CPU hoặc bất kỳ dữ liệu nào với người dùng khác.

Dịch vụ lưu trữ VPS thường được lựa chọn bởi các chủ sở hữu trang web có lưu lượng truy cập mức trung bình vượt quá giới hạn của gói Shared hosting nhưng vẫn không cần tài nguyên của một máy chủ chuyên dụng (Dedicated Server).

Khi thuê máy chủ ảo, ngoài tính năng lưu trữ web, VPS còn được sử dụng để thử nghiệm ứng dụng mới hay lưu trữ các tệp bổ sung (Additional file).

1.2 Cloud Server là gì?

Cloud Server là một máy chủ ảo (Máy chủ đám mây) chạy trong môi trường điện toán đám mây. Nó được tạo ra bằng cách sử dụng phần mềm ảo hóa để chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo. Cloud Server được sử dụng để lưu trữ và xử lý thông tin. Cloud Server có thể thực hiện tất cả các chức năng tương tự của máy chủ vật lý truyền thống, cung cấp sức mạnh xử lý, lưu trữ và ứng dụng.

Cloud Server có thể được đặt ở bất kỳ đâu trên thế giới và cung cấp dịch vụ từ xa thông qua môi trường điện toán đám mây. Ngược lại, phần cứng máy chủ chuyên dụng truyền thống thường được thiết lập tại chỗ để một tổ chức sử dụng độc quyền. Bạn có thể tìm hiểu cụ thể hơn trong bài mô tả chi tiết về Cloud Server là gì.

2. Ưu điểm và nhược điểm của VPS.

2.1 Ưu điểm của VPS.

Chi phí phải chăng: VPS tương đối rẻ so với máy chủ chuyên dụng và nó mang tới cho bạn nhiều tùy chọn hơn so với các gói Hosting thông thường.

Thời gian khởi tạo nhanh: Với máy chủ ảo thì thời gian khởi tạo nhanh hơn so với máy chủ chuyên dụng và nó đòi hỏi bạn về thời gian lắp ráp, cài đặt. Khi này VPS đã sẵn sàng hoạt động trong vài giờ, vài phút với những phần mềm được cài đặt sẵn.

Mang tới nhiều gói dịch vụ cho bạn lựa chọn: Khi này, các nhà cung cấp sẽ thiết lập nhiều gói VPS hơn là máy chủ chuyên dụng, tạo điều kiện cho bạn trong việc tìm kiếm gói dịch vụ phù hợp với ngân sách của mình.

Quyền truy cập Root: Bạn sẽ được cấp quyền truy cập Root, bạn có thể thực hiện các hoạt động của môi trường máy chủ chuyên dụng độc lập, cài đặt Module, phần mềm bổ sung và được làm việc trực tiếp với hệ điều hành máy chủ.

Khả năng xử lý mạnh mẽ: Một số tài nguyên máy chủ như bộ nhớ, khả năng xử lý đều được bảo đảm nên sẽ không bị dao động bởi các tài nguyên có sẵn.

Nâng cấp dễ dàng: Vì bạn đang sử dụng một phần tài nguyên máy chủ chính cho nên việc nâng cấp cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Khả năng bảo mật cao: Máy chủ VPS bảo vệ bạn trước các cuộc tấn công của DDoS, khai thác bảo mật.

2.2 Nhược điểm của VPS.

Không mạnh bằng máy chủ chuyên dụng: Máy chủ VPS có thể mang tới cho bạn một trang web cá nhân hay ứng dụng tài nguyên. Nếu bạn đang có ý định chạy cổng thông tin doanh nghiệp thì diễn đàn sẽ có nhiều lượt truy cập hơn, gửi hàng nghìn Email mỗi ngày, được chạy các ứng dụng ngốn tài nguyên thì bạn phải sử dụng máy chủ chuyên dụng.

Đòi hỏi kiến thức và yêu cầu kỹ thuật: Yêu cầu bạn có thêm kiến thức để quản lý và duy trì.

3 Ưu điểm và nhược điểm của Cloud Server.

3.1 Ưu điểm của Cloud Server.

Khả năng mở rộng lớn: Nếu doanh nghiệp của bạn đang dùng Cloud Server thì có thể yên tâm về vấn đề không gặp thời gian chết khi chạy quảng cáo hay gặp sự cố về lưu lượng truy cập nữa. Khi này bạn có thể sử dụng chính xác CPU, RAM và tài nguyên vật lý tại một thời điểm vụ thể và bạn chỉ trả tiền cho các tài nguyên này.

Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp: Giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hơn, bởi vì mọi dự án đều sử dụng chiến lược SaaS. Tại đây, doanh nghiệp sẽ được cung cấp gói doanh nghiệp để dùng theo nhóm và bạn không phải tốn chi phí cho giấy phép cá nhân của nhân viên, không cần mua máy chủ cục bộ hay thuê nhân viên quản lý hỗ trợ nữa.

Hỗ trợ sao lưu và khôi phục dữ liệu: Với Cloud Server thì việc lưu trữ dữ liệu sẽ không phụ thuộc vào hiệu suất ổ đĩa cứng nên không làm ảnh hưởng đến việc lưu trữ. Ngoài ra, nhà cung cấp còn hỗ trợ Backup dữ liệu thường xuyên cho khách hàng.

3.2 Nhược điểm của Cloud Server.

Yêu cầu cao về kiến thức kỹ thuật: Để có thể quản lý được Cloud Server thì đòi hỏi người quản lý phải có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao.

Khả năng bảo mật kém: Nguy cơ rò rỉ dữ liệu nếu không quản lý cơ sở hạ tầng, không tùy chọn kiểm soát các giao thức bảo mật của hệ thống.

Xem thêm : FStorage – Giải Pháp Lưu Trữ Điện Toán Đám Mây Tập Trung, An Toàn Cho Doanh Nghiệp 

4. So sánh VPS với Cloud Server.

Nếu bạn đang phân vân chưa biết nên lựa chọn VPS hay Cloud Server, hãy cùng đánh giá qua các so sánh dưới đây về VPS và Cloud Server đây sẽ là thông tin hữu ích dành cho bạn.

4.1 Về khả năng mở rộng.

VPS: Mặc dù VPS có khả năng cung cấp một lượng tài nguyên lớn nhưng về khả năng mở rộng thì lại bị máy chủ vật lý giới hạn. Khi này bạn có thể tăng thêm bộ nhớ, sức mạnh CPU có sẵn ở trên máy chủ ảo mà không thay đổi số lượng. Để có thể mở rộng lưu trữ VPS thì bạn cần phải nâng cấp lên gói mới nhé.

Cloud Server: Cloud Server có nhiều lợi thế trong lưu trữ hơn, đồng thời không bị giới hạn ở máy chủ vật lý và cho phép bạn mở rộng dễ dàng hơn. Khi doanh nghiệp bạn phát triển thì dịch vụ lưu trữ đám mây cũng phát triển luôn, khi này bạn sẽ được cung cấp mức băng thông, sức mạnh xử lý và bộ nhớ.

4.2 Về hiệu suất.

VPS: Bạn sẽ được bảo đảm tài nguyên máy chủ, không phải chia sẻ với các trang web khác và tốc độ tải trang cũng nhanh hơn nhiều. Tuy nhiên, lưu trữ VPS lại bị hạn chế ngay cả khi trang Web được lưu trữ trên máy chủ vật lý hay có phân vùng riêng. Hay những trang Web khác trên cùng máy chủ, khiến cho trang Web của bạn bị ảnh hưởng nếu có trang Web nào đó bất kỳ khác sử dụng nhiều tài nguyên và VPS cũng bị giới hạn dung lượng, phần cứng của máy chủ vật lý.

Cloud Server: Dịch vụ Cloud Server mang tới hiệu suất cao, ngay cả trong những thời điểm giảm giá thì dịch vụ lưu trữ vấn đảm bảo được hiệu suất và tốc độ. Điểm đặc biệt ở Cloud Server chính là khả năng kéo RAM, sức mạnh CPU từ hàng loạt máy chủ. Ngoài ra, Cloud Server còn được bảo vệ nhằm chống lại thời gian chết và khi máy chủ bị lỗi.

4.3 Về khả năng kiểm soát và mức độ tùy chỉnh.

VPS: Khi này dịch vụ lưu trữ VPS sẽ cung cấp cho bạn quyền truy cập và khả năng tùy chỉnh như một máy chủ chuyên dụng. Tại đây bạn sẽ có toàn quyền truy cập vào root, bạn có quyền kiểm soát mọi khía cạnh của thiết lập VPS gồm cả hệ điều hành. Thế nhưng, không phải tất cả các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đều cung cấp VPS Windows cho bạn.

Cloud Server: Cloud Server sẽ mang tới cho bạn khả năng tùy chỉnh. Tại đây bạn có thể xác định cấu hình tường lửa, thay đổi kiến trúc mạng và đồng thời triển khai Load Balancing. Khi dịch vụ lưu trữ được xây dựng trên mạng lưới máy chủ lớn, thì doanh nghiệp phải giới hạn quyền kiểm soát đối với một số cài đặt để bảo đảm cho dịch vụ lưu trữ hoạt động hiệu quả.

4.4 Về độ an toàn, tính bảo mật.

VPS: Máy chủ VPS mang tới cho bạn khả năng bảo mật cao, tương đương với máy chủ chuyên dụng. Bởi mỗi VPS đều lưu trữ riêng biệt với VPS khác trên cùng máy chủ vật lý nên trang web của bạn sẽ không bị ảnh hưởng ngay cả khi trang web khác bị tấn công hay nhiễm phần mềm độc hại. Tất cả đều được lưu trữ trên một máy chủ duy nhất, cho nên việc bảo vệ cũng sẽ tốt hơn so với Cloud Server.

Cloud Server: Về Cloud Server thì khả năng bảo mật và bảo đảm an toàn cao, khi này trang web của bạn sẽ được lưu trữ riêng biệt với các trang web khác. Bạn hãy đặt các biện pháp bảo mật riêng lên các biện pháp mà nhà cung cấp đã cung cấp cho bạn nhé. Hơn nữa, do dịch vụ lưu trữ trải rộng trên nhiều máy chủ vật lý nên việc bảo mật trang web cũng khó khăn hơn.

4.5 Về chi phí.

VPS: VPS không chỉ rẻ mà còn mang tới giá trị cao so với máy chủ chuyên dụng. Khi này bạn sẽ được chọn gói VPS là nhận được số tài nguyên tương xứng với gói bạn chọn. Nói về giá dịch vụ lưu trữ VPS thì sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó phải kể tới thông số kỹ thuật máy chủ, giới hạn tài nguyên và mức độ hỗ trợ, yêu cầu của bạn.

Cloud Server: Do Cloud Server không bị giới hạn và có khả năng mở rộng tài nguyên cho nên xét về giá cả thì Cloud Server sẽ có giá cao hơn nhiều so với VPS. Mặc dù là giá cả cao hơn, nhưng khi xét những giá trị mà Cloud Server mang lại thì nó rất xứng đáng so với máy chủ chuyên dụng.

5. Nên chọn VPS hay Cloud Server?

Giữa VPS và Cloud Server đều có những điểm nổi bật riêng. Tùy vào mục đích sử dụng và quy mô hoạt động của doanh nghiệp mà lựa chọn hình thức lưu trữ phù hợp nhất.

5.1 Chọn VPS nếu:

Doanh nghiệp của bạn tương đối nhỏ và lưu lượng truy cập web hàng tháng của bạn có thể dự đoán được (không có đột biến về lưu lượng truy cập lớn).

Bạn có đủ kiến ​​thức kỹ thuật cần thiết để tùy chỉnh VPS của mình.

Bạn lo lắng về các cuộc tấn công độc hại vào trang web của mình.

Vậy nên VPS sẽ phù hợp cho những doanh nghiệp đang cần hệ thống máy chủ có khả năng mở rộng, có tính linh hoạt cả trong quản lý và trong triển khai hoạt động.

5.2 Chọn Cloud Server nếu:

Bạn rất am hiểu công nghệ và có thể dễ dàng xử lý các tùy chỉnh máy chủ dựa trên đám mây.

Bạn điều hành một doanh nghiệp lớn dựa trên web có cả mức tăng đột biến về lưu lượng truy cập có thể dự đoán được và không thể đoán trước được.

Doanh nghiệp của bạn đang phát triển và bạn cần đảm bảo rằng dịch vụ lưu trữ của bạn có thể đáp ứng được nhu cầu bổ sung mà không có bất kỳ thời gian ngừng hoạt động hoặc gián đoạn dịch vụ nào.

Với Cloud Server thì hoàn toàn phù hợp cho những doanh nghiệp muốn có nguồn tài nguyên phong phú, có khả năng kiểm soát sự cố và đặc biệt là bảo đảm an toàn dữ liệu.

Nguồn: Tổng hợp

————————————–
Thông tin liên hệ dùng thử miễn phí Cloud FStorage
☎️Hotline: 039 897 8806
💌Email: sinhptn3@fpt.com

Tin liên quan Thêm từ tác giả