Sắp tới mùa chia tay áo dài vấn vương của thế hệ 2001.
Chỉ còn vài ngày nữa là thế hệ học trò 2K1 ra trường. Sẽ có những thứ thời đi học thấy rất bình thường, nhưng giờ nhìn lại mới nhận ra lại là khoảnh khắc quý giá nhất.
Nhiều học sinh không mấy mặn mà với việc sinh hoạt dưới cờ vào mỗi đầu tuần. Người thì tranh thủ làm bài, kẻ thì cầu trời mưa để không phải ngồi dưới nắng. Nhưng khi ra trường, lại lấy nhớ xiết bao những buổi sáng như thế. “Giờ chào cờ thứ hai là buổi duy nhất trong tuần bạn ấy mặc áo dài trắng. Cảm giác nhìn cô gái mình thích trong tà áo dài đi lại trong sân trường đầy nắng, khó tả lắm. Ra trường rồi, có lẽ không bao giờ gặp lại cảm xúc ấy nữa”, Nguyễn Hoàng Duy (sinh viên khoa Kỹ thuật – Nhiệt, ĐH Bách Khoa Hà Nội viết.
Chắn chắn học sinh nào cũng từng trải qua khoảnh khắc ngủ dậy trễ và cố phi như bay đến trường. Ai may mắn thì kịp lúc không thì bị giám thị bắt, ai đen đủi thì đành ngậm ngùi ghi tên trong sổ đầu bài. “Ba năm cấp ba, muôn ngàn lý do nào là xe hư, tắc đường, bệnh nặng,… tất cả chỉ để tránh không phải lên phòng bảo vệ viết bản kiểm điểm. Giờ đi làm rồi, làm gì còn ai nhắc mình, chỉ có cái máy chấm công lạnh lùng trừ tiền mỗi tháng”, Huỳnh An Ngọc Vy (23 tuổi, chuyên viên ngân hàng) kể.
Sáng bước vào lớp với tinh thần đầy sảng khoái, bỗng nhận được câu hỏi “Làm bài tập chưa?”, mới chợt nhớ ra mình đã quên béng mớ toán giải tích khó nhằn. Tức tốc mượn ngay vở đứa ngồi kế bên chép hí hoáy không sót chữ nào, mặc kệ đúng sai.
Đến giờ ra chơi, trường tổ chức tập thể dục để rèn luyện sức khoẻ. Chẳng biết có tập được chút nào không, chỉ thấy cả đám múa may cho có. Có người còn tranh thủ để tìm “crush”, lắm kẻ lại viện đủ lý do để được ở trong lớp.
Tận dụng giờ ra chơi để hỏi han lớp bạn đã kiểm tra để tham khảo và ôn cho trúng tủ. Vì thế việc kết thân, nắm thời khoá biểu, thầy cô giảng dạy của các lớp khác được xem là một lợi thế khi còn đi học. “Nhưng thầy cô biết hết, thế là mỗi lớp một đề. Đúng là tủ đè không trượt phát nào”, Võ Ngọc Nữ (sinh năm năm 1 ĐH Hoa Sen) nhớ lại.
Ai cũng từng có một “cậu ấy” trong những năm tháng đi học. Cái tình cảm ngại ngùng, nhỏ xíu, lén lút ấy chính là rất nhiều nuối tiếc mà mãi đến sau này mới biết.
Sáng bước vào lớp với tinh thần đầy sảng khoái, bỗng nhận được câu hỏi “Làm bài tập chưa?”, mới chợt nhớ ra mình đã quên béng mớ toán giải tích khó nhằn. Tức tốc mượn ngay vở đứa ngồi kế bên chép hí hoáy không sót chữ nào, mặc kệ đúng sai.
Đến giờ ra chơi, trường tổ chức tập thể dục để rèn luyện sức khoẻ. Chẳng biết có tập được chút nào không, chỉ thấy cả đám múa may cho có. Có người còn tranh thủ để tìm “crush”, lắm kẻ lại viện đủ lý do để được ở trong lớp.
Tận dụng giờ ra chơi để hỏi han lớp bạn đã kiểm tra để tham khảo và ôn cho trúng tủ. Vì thế việc kết thân, nắm thời khoá biểu, thầy cô giảng dạy của các lớp khác được xem là một lợi thế khi còn đi học. “Nhưng thầy cô biết hết, thế là mỗi lớp một đề. Đúng là tủ đè không trượt phát nào”, Võ Ngọc Nữ (sinh năm năm 1 ĐH Hoa Sen) nhớ lại.
Ai cũng từng có một “cậu ấy” trong những năm tháng đi học. Cái tình cảm ngại ngùng, nhỏ xíu, lén lút ấy chính là rất nhiều nuối tiếc mà mãi đến sau này mới biết.