Việt Nam lựa chọn ra sao khi thế giới công nghệ đang phân thành hai cực Trung – Mỹ?
Chiến tranh lạnh công nghệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ sớm lan rộng. Điều đó buộc cả các công ty và quốc gia phải đưa ra một vài quyết định khó khăn.
Chỉ mới tuần trước, Tổng thống Donald Trump đã bắt đầu cô lập Huawei Technologies. Alphabet Inc.’s Google cho biết họ sẽ chấm dứt một số hợp đồng với Huawei, bao gồm cả việc hạn chế Huawei truy cập vào hệ điều hành Android của họ. Nối tiếp sau đó, các công ty viễn thông Nhật Bản, Anh và Đài Loan đã tạm dừng các đơn đặt hàng cho các mẫu mới của Huawei.
Microsoft Corp đã bỏ các sản phẩm của Huawei khỏi danh mục Azure Stack của mình trong khi Britain’s ARM Holdings Plc, hiện thuộc sở hữu của SoftBank Group Corp, cho biết họ sẽ tuân thủ lệnh ngừng cung cấp một số tài sản trí tuệ được sử dụng trong chất bán dẫn.
Nhưng Huawei cũng không phải tay vừa. Một mặt, công ty này nói rằng họ không cần bộ vi xử lý của Mỹ như Intel hay Qualcomm. Mặt khác, họ cũng tự tin nếu như không có họ, Mỹ khó mà có thể phát triển các hoạt động kinh doanh cốt lõi, chủ yếu là điện thoại thông minh.
Nhà sáng lập Huawei, tỷ phú Ren Zhengfei cho biết: “Có lẽ một số sản phẩm cấp thấp của chúng tôi có thể sẽ bị thiệt hại, chúng sẽ bị đào thải, sớm hay muộn. Nhưng chúng tôi đã chuẩn bị cho việc này, các sản phẩm tiên tiến nhất của Huawei sẽ không bị ảnh hưởng, và mạng 5G của chúng tôi cũng vậy. Thậm chí, tôi cho rằng, sau hai hoặc ba năm, các công ty khác sẽ không thể bắt kịp chúng tôi nữa”.
Công nghệ Hoa Kỳ vẫn đang dẫn đầu thế giới, và họ sẽ còn tiếp tục giữ vị trí này trong một thời gian. Nhưng Trung Quốc cũng đã cho thấy, họ sẵn sàng tham gia và nâng đỡ các quốc gia đang phát triển theo cách mà Hoa Kỳ đã từng làm. Dự án xây dựng hay trợ cấp các mạng truyền thông cố định và di động có thể sẽ tiếp tục. Các dự án này được thực hiện bởi Huawei và ZTE Corp, nhưng có thể được tài trợ trực tiếp hoặc gián tiếp bởi chính quyền Trung Quốc.
Không chỉ trong lĩnh vực công nghệ cao. Nhiều quốc gia đang phát triển muốn các tuyến đường sắt cao tốc, các bến cảng, sân bay hiện đại và các phương tiện điện tiết kiệm năng lượng, ít ô nhiễm. Những dự án này đều có thể được hỗ trợ bởi Mỹ hoặc các đồng minh (Nhật Bản, Châu Âu và Canada) vì họ có thừa công nghệ và kỹ năng cho đều đó. Nhưng các quốc gia này làm được thì Trung Quốc cũng làm được. Thậm chí Trung Quốc còn có vốn chính trị và tài khóa cho việc đó, với sáng kiến Vành đai và Con đường.
Bộ trưởng Ngoại giao Teodoro Locsin trả lời trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg News: “Lời đề nghị của Trung Quốc cho các đối tác chiến lược hấp dẫn hơn một chút so với lời đề nghị hiện tại của Hoa Kỳ”. Nhưng nếu một quốc gia đồng ý cài đặt các mạng hoặc cơ sở hạ tầng của Trung Quốc, thì khả năng họ bị cắt khỏi các viện trợ của Hoa Kỳ (dưới vỏ bọc là để đảm bảo an ninh quốc gia Mỹ) là hoàn toàn có thể xảy ra. Những quyết định có lẽ sẽ cần phải được thực hiện bởi nhiều quốc gia: Mỹ hay Trung Quốc?
Không giống như nhiều quốc gia khác, Việt Nam không là đồng minh của bất cứ bên nào trong cuộc chiến này. Việc tự không phụ thuộc vào công nghệ của Mỹ hay Trung Quốc cho 5G đã góp phần giúp Việt Nam không rơi vào thế khó xử khi phải lựa chọn giữa một trong hai phe. Việt Nam trong khi có mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp với Hoa Kỳ và cả Tổng thống Donald Trump, vẫn cho biết sẽ sẵn sàng hoan nghênh các doanh nghiệp Trung Quốc tiêu biểu, có tiềm lực, có công nghệ cao, không gây ô nhiễm môi trường đầu tư vào Việt Nam, với lời khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi dự Diễn đàn cấp cao hợp tác “Vành đai và Con đường” tại Bắc Kinh.