H&M, Nike và loạt thương hiệu phải đối mặt với làn sóng bị tẩy chay ở Trung Quốc

Thương hiệu thời trang nổi tiếng H&M đã bị xoá khỏi tất cả các nền tảng thương mại điện tử lớn của Trung Quốc vì lệnh cấm bông Tân Cương. PVH Corp., Fast Retailing, Nike, Gap và Inditex trước đó cũng đã loại bỏ bông Tân Cương và có thể sẽ là mục tiêu tiếp theo.

H&M đã bất ngờ bị chặn khỏi tất cả các nền tảng thương mại điện tử lớn của Trung Quốc bao gồm Tmall, Taobao, JD.com và Pinduoduo vì lập trường loại bỏ bông Tân Cương ra khỏi chuỗi cung ứng của mình. Chưa đây là lệnh cấm tạm thời hay vĩnh viễn. Cho đến nay, các cửa hàng thực của thương hiệu dường như không bị ảnh hưởng.
H&M ban đầu đã tiết lộ quyết định từ chối bông Tân Cương vào năm ngoái, nhưng tranh cãi bùng lên do một bài đăng trên Weibo từ Đoàn Thanh niên Cộng sản, Trung Quốc, vào hôm thứ Tư, với nội dung: “Phát tán tin đồn tẩy chay bông Tân Cương, trong khi cũng muốn kiếm tiền ở Trung Quốc? Suy nghĩ viển vông!” Bài đăng bao gồm phản hồi của H&M đối với quyết định của Better Cotton Initiative vào tháng 3 về việc không cấp phép cho bông từ Tân Cương nữa, bằng cả tiếng Anh và tiếng Trung.
Xs2kp8ta o

Nike có thể là thương hiệu tiếp theo bị người tiêu dùng Trung Quốc tẩy chay. Trong một tuyên bố trên website của mình, Nike cho biết: “Chúng tôi đã xác nhận với các nhà cung cấp của mình sẽ không sử dụng hàng dệt hoặc bông từ khu vực này (Tân Cương)”. Tuy nhiên, hãng Nike từ chối bình luận về vấn đề này. Washington Post đã dẫn tuyên bố của một số diễn viên Trung Quốc đang có hợp đồng quảng cáo cho H&M cho biết, họ sẽ hủy các hợp đồng này và cắt đứt quan hệ với H&M vì “lợi ích quốc gia là trên hết”.

Owotkiye o
Bài đăng của CCTV trên tài khoản Weibo chính thức

Ngay từ tối 24/3, ít nhất 3 sàn thương mại điện tử lớn của Trung Quốc là Pinduoduo, Jingdong và Tmall đã gỡ các kết quả tìm kiếm về H&M và gỡ các sản phẩm của thương hiệu này. Theo đó, CCTV viết: “Kiếm nhiều tiền ở Trung Quốc nhưng lại cố tình vu khống và bôi nhọ Trung Quốc, những doanh nghiệp như thế này không có đạo đức kinh doanh và đi quá giới hạn…”. Kèm theo đó là hashtag kêu gọi gỡ bỏ sản phẩm của H&M trên diễn đàn thương mại điện tử Taobao.

Trong khi các thương hiệu thời trang trước đây đã gặp rắc rối ở đất nước về địa chính trị, vụ việc này cho thấy mức độ trừng phạt nghiêm khắc hơn so với trước đây. Versace, Coach và Givenchy đã bị chính quyền Trung Quốc nhắm đến trong những năm trước vì không coi Hồng Kông và Ma Cao là một phần của Trung Quốc một cách rõ ràng.

H&M cũng là nhà bán lẻ thời trang lớn thứ hai thế giới tính theo doanh số, sau Inditex – chủ sở hữu của Zara. Trung Quốc là thị trường lớn thứ tư của họ. Đài truyền hình CCTV đã chỉ trích H&M rằng, đó là “một tính toán sai lầm” và cho hay H&M “chắc chắn sẽ phải trả giá đắt cho hành động sai lầm của mình”.

———————————————————————————————————–
Khám phá cách tìm tất tần tật nội dung Fshare nhanh chóng và chính xác tại đây

Nguồn: Washington Post

Tin liên quan Thêm từ tác giả