Hạn mặn “tấn công” đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long vùng đất nặng phù sa của chín dòng sông Cửu Long bù đắp. Vừa là vựa lúa cũng vừa là vựa trái cây lớn nhất cả nước. Với tổng diện tích tự nhiên hơn 3,9 triệu ha, chiếm 79% toàn châu thổ. Nơi đây luôn đóng góp trên 50% tổng sản lượng lương thực góp phần quan trọng trong việc thực hiện chiến lược an ninh lương thực quốc gia. 

Thế nhưng 5 năm trở lại đây, cứ đến mùa khô là đồng bằng sông Cửu Long phải đối phó với hạn hán và nạn xâm nhập mặn. Từ cuối năm ngoái tình trạng xâm nhập mặn đã bắt đầu xảy ra ở khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. So với năm 2016, năm được coi là hạn mạn kỉ lục trong 100 năm qua, thì năm nay xâm nhập mặn đến sớm hơn và còn khốc liệt hơn.Kết quả hình ảnh cho nạn mặn ở miền tây

Hiện 5 tỉnh gồm: Cà Mau, Kiêng Giang, Bến Tre, Tiền Giang và Long An đã công bố tình huống khẩn cấp do xâm nhập mặn gây ra.

Dọc con sông Hàm Luông ở tỉnh Bến Tre, độ mặn được đo quá ngưỡng cho phép 1 tháng nay, điều này không chỉ khiến hoa màu, lúa của hàng ngàn hộ dân thuộc 2 huyện Ba Tri và Giồng Trôm bị thiệt hại mà cuộc sống sinh hoạt nơi đây cũng bị đảo lộn.

“Vụ này, tôi thuê hai công đất để trồng lúa, mỗi công (1.000 m2) đầu tư khoảng 3 triệu tiền thuốc, phân bón. Bị nhiễm mặn hết nên coi như mất trắng. Giờ chỉ còn cách thương lượng với chủ đất, mong họ giảm cho một ít tiền thuê”, ông Nguyễn Văn Chấu (44 tuổi, ấp An Thuận) nóiKết quả hình ảnh cho lúa chết do nạn mặn

Bà Lâm Thị Ngọc Dung (70 tuổi, ở xã An Ngãi Tây) đứng ngồi không yên vì thiếu nước sinh hoạt. Nhà bà đã mua gần 20 lu nước, dùng tiết kiệm nhưng đến giờ đã hết. Mấy ngày nay, bà phải mua nước bên ngoài, một xe hai mét khối giá 100.000-120.000 đồng. “Chưa năm nào ông trời dở chứng như năm nay”, bà Dung nói.

Tại Tiềng Giang, vựa trái cây lớn nhất cả nước, nhiều kênh, hồ chứa nước ngọt đã khô kiệt, khiến hàng chục nghìn ha cây trồng bị thiếu nước trầm trọng. 

Một nông dân ở xã Tam Bình (huyện Cai Lậy) đo độ mặn trong nước vượt mức 5‰ (5.000 mg/l), không thể tưới cho các vườn sầu riêng, măng cụt. Theo nông dân này, chỉ cần tưới nước có độ mặn cao hơn 0,2‰ (200 mg/l) sẽ khiến cây trồng bị cháy lá, rụng hoa, làm giảm sinh trưởng và phát triển, ảnh hưởng đến năng suất.

Kết quả hình ảnh cho sầu riêng rụn trái do nạn mặn

 Những ngày này, tại các tuyến đường nông thôn ở xã Tam Bình luôn trong tình trạng kẹt xe do các xe ba gác tập trung về kênh Mười Nén hút nước ngọt bán cho các nhà vườn trồng sầu riêng. Theo người dân, mỗi xe chở hai mét khối nước có giá 160.000-200.000 đồng, tùy quãng đường xa gần.

Kết quả hình ảnh cho ngươi dân miền tây mau nước tưới cây

Nguyên nhân là toàn lưu vực sông Mekong trong năm 2019 lượng mưa thấp kỷ lục, cộng với tình trạng các đập thủy điện thượng nguồn trữ nước chạy các tuabin, khiến nước không về hạ nguồn.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đến nay ghi nhận khoảng 20.000 ha lúa miền Tây bị mất trắng do hạn mặn, chiếm khoảng 7% so với năm 2016. Đợt hạn mặn lịch sử bốn năm trước (100 năm mới lặp lại) khiến 160.000 ha đất bị nhiễm mặn, gây thiệt hại hơn 5.500 tỷ đồng. 10 trong số 13 tỉnh, thành phải công bố thiên tai.

 

Tin liên quan Thêm từ tác giả