Khái niệm Điện toán đám mây (Cloud Computing) là gì?
Điện toán đám mây (Cloud Computing) là công cụ quản trị doanh nghiệp, giúp giảm chi phí hoạt động, vận hành cơ sở hạ tầng hiệu quả hơn và mở rộng quy mô khi nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp thay đổi.
1. Điện toán đám mây là gì?
Điện toán đám mây (tiếng Anh: Cloud Computing, gọi tắt là đám mây) là mô hình cung cấp các tài nguyên máy tính cho người dùng thông qua Internet.
Nói một cách đơn giản, điện toán đám mây là cung cấp các dịch vụ điện toán – bao gồm máy chủ, lưu trữ, cơ sở dữ liệu, phần mềm… – qua Internet (“đám mây”) để cung cấp đổi mới nhanh hơn, tài nguyên linh hoạt và tính kinh tế theo quy mô.
Lúc này doanh nghiệp có thể lưu trữ tài liệu của mình đâu đó “lở lửng trên những đám mây” và chỉ cần có kết nối Internet, bất kỳ thành viên có quyền truy cập đều có thể đăng nhập vào những dữ liệu đó ở bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào.
2. Cách vận hành của doanh nghiệp trước khi xuất hiện khái niệm điện toán đám mây
Trước khi khái niệm Điện toán đám mây (Cloud Computing) xuất hiện, các doanh nghiệp thường sử dụng nguồn nhân lực để tự làm hầu hết các công việc hoặc sẽ tự đầu tư máy móc, thiết bị. Lấy ví dụ doanh nghiệp dự định tự lập một website giới thiệu sản phẩm thì họ sẽ phải mua một web server riêng cho website đó. Hoặc doanh nghiệp cần lưu trữ hay sao lưu (backup) dữ liệu thì sẽ phải trang bị thêm cho mình thêm vài chiếc ổ cứng…
Chúng ta có thể dễ dàng thấy được chi phí đầu tư ban đầu tương đối lớn lớn. Chưa kể đến chi phí khấu hao và bảo dưỡng thiết bị cũng là một con số không hề nhỏ. Và trong một số trường hợp doanh nghiệp không sử dụng hết các nguồn tài nguyên đó gây ra thất thoát lãng phí nữa. Lúc này Cloud Computing được hình thành để giải quyết các vấn đề nhức nhối trên.
3. Vai trò và chức năng của điện toán đám mây
Điện toán đám mây là công cụ số hóa quản trị doanh nghiệp xuất sắc, đóng một vai trò quan trọng trong tiến bộ công nghệ ngày nay:
- Không cần đầu tư chi phí cao vào phần cứng hoặc mất nhiều thời gian để quản lý.
- Cung cấp tài nguyên CNTT và các ứng dụng theo yêu cầu qua Internet với mức giá dựa trên mức sử dụng.
- Cung cấp khả năng truy cập nhanh vào các tài nguyên CNTT linh hoạt và tiết kiệm chi phí.
- Cung cấp một cách dễ dàng để truy cập máy chủ, lưu trữ, cơ sở dữ liệu và đầy đủ các dịch vụ ứng dụng qua Internet.
4. Phân loại mô hình điện toán đám mây
Hiện nay, có 4 mô hình triển khai điện toán đám mây chính đang được sử dụng phổ biến: Public Cloud, Private Cloud, Hybrid Cloud và Community Cloud.
- Public Cloud (Điện toán đám mây cộng đồng)
Public Cloud là mô hình triển khai điện toán đám mây sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Các dịch vụ, ứng dụng trên Public Cloud đều nằm trên cùng một hệ thống đám mây. Tức là tất cả người dùng sẽ dùng chung tài nguyên. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ trực tiếp quản lý và bảo vệ dữ liệu trên đám mây.
Ưu điểm:
– Phục vụ được nhiều đối tượng người dùng, không bị giới hạn về không gian, thời gian.
– Có chi phí đầu tư thấp. Tiết kiệm được hệ thống máy chủ, giảm gánh nặng quản lý, cơ sở hạ tầng.
– Có thể co giãn theo nhu cầu thực tế của người sử dụng.
Nhược điểm:
– Mất an toàn và khó kiểm soát dữ liệu.
- Private Cloud (Điện toán đám mây riêng)
Private Cloud là dịch vụ điện toán đám mây riêng thường được cung cấp cho các doanh nghiệp để đảm bảo an toàn dữ liệu. Private cloud sẽ được bảo vệ bên trong tường lửa của công ty và doanh nghiệp trực tiếp quản lý.
Ưu điểm:
– Chủ động hơn trong việc sử dụng và quản lý dữ liệu.
– Bảo mật thông tin tốt hơn.
Nhược điểm:
– Gặp khó khăn trong việc triển khai công nghệ.
– Tốn chi phí để xây dựng, duy trì hệ thống.
– Chỉ phục vụ trong nội bộ doanh nghiệp. Những người dùng khác bên ngoài không thể tiếp cận và sử dụng.
-
Hybrid Cloud (Điện toán đám mây lai)
Đám mây lai (Hybrid Cloud) là sự kết hợp giữa đám mây công cộng và đám mây riêng. Nó cho phép người dùng khai thác được điểm mạnh của 2 mô hình trên. Và đồng thời hạn chế được điểm yếu của 2 mô hình đó.
Đám mây lai thường sẽ do doanh nghiệp tạo ra và việc quản lý thông tin. Dữ liệu sẽ được phân chia giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp Public Cloud.
Ưu điểm:
– Đảm bảo được an toàn cho các dữ liệu quan trọng.
– Sử dụng được nhiều dịch vụ điện toán đám mây mà không bị giới hạn.
Nhược điểm:
– Khó khăn khi triển khai và quản lý hệ thống.
– Tốn nhiều chi phí để xây dựng cơ sở hạ tầng.
-
Community Cloud (Điện toán đám mây cộng đồng)
Đám mây cộng đồng được xây dựng nhằm mục đích chia sẻ hạ tầng, dữ liệu cho nhiều tổ chức, người dùng khác nhau. Ví dụ, các doanh nghiệp cùng hoạt động trong ngành giáo dục có thể chia sẻ chung một đám mây để trao đổi dữ liệu cho nhau.
Ưu điểm:
– Các tổ chức/doanh nghiệp/cá nhân chung lĩnh vực hoạt động có thể chia sẻ dữ liệu, thông tin dễ dàng để phục vụ cho công việc của chính họ.
– Đảm bảo sự riêng tư, an ninh và tuân thủ các chính sách tốt hơn.
Nhược điểm:
– Việc điều hành, quản lý tương đối khó khăn.
– Cần tốn nhiều chi phí để xây dựng, triển khai.
5. Các mô hình cung cấp điện toán đám mây
Hiện nay, có 3 mô hình cung cấp điện toán đám mây cơ bản: Infrasructure as a service (Iaas), Platform as a service (Paas) và Software as a service (Saas).
-
Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ (IaaS)
IaaS chứa các khối xây dựng cơ bản cho đám mây CNTT. IaaS thường cung cấp quyền truy cập vào các tính năng mạng, máy tính (ảo hoặc trên phần cứng chuyên dụng) và không gian lưu trữ dữ liệu. IaaS đem đến cho bạn mức độ linh hoạt cũng như khả năng kiểm soát quản lý tài nguyên CNTT cao nhất. IaaS gần giống nhất với các tài nguyên CNTT hiện tại mà nhiều bộ phận CNTT và nhà phát triển hiện nay rất quen thuộc.
-
Nền tảng dưới dạng dịch vụ (PaaS)
PaaS giúp bạn không cần quản lý cơ sở hạ tầng ngầm của tổ chức (thường là phần cứng và hệ điều hành) và cho phép bạn tập trung vào công tác triển khai cũng như quản lý các ứng dụng của mình. Điều này giúp bạn làm việc hiệu quả hơn do bạn không cần phải lo lắng về việc thu mua tài nguyên, hoạch định dung lượng, bảo trì phần mềm, vá lỗi hay bất kỳ công việc nặng nhọc nào khác có liên quan đến việc vận hành ứng dụng.
-
Phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS)
SaaS cung cấp cho bạn sản phẩm hoàn chỉnh được nhà cung cấp dịch vụ vận hành và quản lý. Trong hầu hết các trường hợp, khi nhắc đến SaaS, mọi người thường nghĩ đến ứng dụng dành cho người dùng cuối (chẳng hạn như email trên nền tảng web). Với SaaS, bạn không cần phải nghĩ cách duy trì dịch vụ hoặc cách quản lý cơ sở hạ tầng ngầm. Bạn sẽ chỉ cần nghĩ cách bạn sẽ sử dụng phần mềm cụ thể đó.
Tùy vào hình thức quản trị doanh nghiệp và hệ thống vận hành công nghệ thông tin của mình, mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn nhà cung cấp đám mây phù hợp. Nếu doanh nghiệp muốn sử dụng dịch vụ Cloud Server trong nước để đảm bảo đường truyền ổn định, Fshare Business sẽ là đơn vị đồng hành đáng tin cậy của doanh nghiệp.