Những quốc gia trên thế giới cùng đón Tết âm lịch với Việt Nam

Ngoài Việt Nam, nhiều nước châu Á khác cũng coi Tết Nguyên đán là dịp lễ cổ truyền của dân tộc, đồng thời cũng là kỳ nghỉ lớn nhất trong năm. Hãy cùng tìm hiểu xem đó là những nước nào nhé.

1. Trung Quốc

Đầu tiên không thể không kể đến nước láng giềng Trung Quốc. Tết Nguyên đán ở Trung Quốc (hay còn gọi là Xuân Tiết) là ngày lễ âm lịch quan trọng nhất đối với người Trung Hoa, kéo dài 15 ngày bắt đầu từ ngày 1/1 âm lịch và kết thúc vào ngày tổ chức lễ hội đèn lồng 15/1 âm lịch. Tuy nhiên, bắt đầu từ 8/12 âm lịch, hầu hết người dân Trung Quốc sẽ lên đường về quê ăn Tết, đoàn tụ với gia đình. Người Trung Quốc rất xem trọng Tết Nguyên đán, do đó hàng năm xuân vận ở Trung Quốc được xem là cuộc “di dân” lớn nhất thế giới khi hàng người từ Bắc Kinh, Thượng Hải trở về các tỉnh khác đến đón Tết.

Tết Nguyên đán ở Trung Quốc có nhiều nét tương đồng với Việt Nam
Xuân vận ở Trung Quốc

2. Hàn Quốc

Tại Hàn Quốc,Tết Seollah (Seol) bắt đầu từ ngày 1/1 hằng năm theo âm lịch và thường kéo dài trong 3 ngày. Tết Seollah là dịp nghỉ lễ quan trọng nhất đối với người dân xứ sở kim chi. Vào những ngày Tết, mọi người đều mặc trang phục truyền thống Hanbok hoặc chọn cho mình những bộ quần áo đẹp nhất đề hành lễ thờ cúng tổ tiên. Với trẻ em Hàn Quốc, Tết còn là dịp chúng được thỏa sức tham gia vào các trò chơi dân gian tổ chức tại những nơi công cộng như: kéo co, thả diều, bập bênh, yutnori (di chuyển các quân cờ trên bàn cờ, lấy gậy làm xúc xắc), tubo (ném mũi tên vào bình), jegichagi (đá cầu)…
Người Hàn Quốc đã từng đấu tranh hơn 100 năm để giành lại Tết cổ truyền

3. Triều Tiên

Kể từ năm 1989 Triều Tiên gia nhập vào hàng ngũ các quốc gia đón Tết Âm lịch vào mồng một tháng giêng Âm lịch (trước kia người Triều Tiên đón Tết Nguyên Đán vào tháng 10 và 11) và thường chỉ kéo dài từ 2-3 ngày. Tết của người Triều Tiên cũng kéo dài hàng tuần với nhiều phong tục truyền thống như dán hình động vật lên cửa để cầu may, mời thầy saman (phù thủy) đến cúng tế và xem bói.

Người dân Triều Tiên rất hân hoan khi được tham dự các trò chơi truyền thống nhân dịp đón năm mới

 4. Singapore

Cùng thời điểm với Tết Nguyên đán của người Việt Nam, những ngày Tết ở Singapore thường diễn ra với Lễ hội mùa xuân với 3 sự kiện nổi bật: Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao và Lễ hội đường phố Chingay cùng nhiều hoạt động khác. Trong đó, sôi động và đông đúc nhất là Lễ hội Đường phố Chingay, thường bắt đầu diễn ra từ ngày thứ Bảy đầu tiên của năm mới ở khu vực Vịnh Marina, và kết thúc vào ngày rằm tháng Giêng. Hoạt động này thu hút rất đông du khách và người dân địa phương cùng tham gia diễu hành trên đường phố.

Các lễ hội chào mừng Tết Âm lịch tại Singapore thường diễn ra từ 2-3 tuần trước Tết

5. Mông Cổ

Mông Cổ là một trong số ít quốc gia ăn Tết Âm lịch giống Việt Nam. Ở Mông Cổ, hai dịp lễ quan trọng được chờ đợi nhất là Tết tháng trắng (người dân địa phương gọi là Tsagaan Sar) vào tháng giêng và tết Naadam vào tháng 7. Người Mông Cổ luôn chú trọng nghi thức thanh taaty, “rửa sạch” cả thể xác, tâm hồn để chào đón năm mới, cũng như tẩy sạch những tội lỗi từ năm trước. Vì thế, hàng năm vào thời khắc trước đêm giao thừa, người Mông Cổ sẽ rửa sạch chén bát bằng sữa ngựa.
Trong 3 ngày Tết người Mông Cổ chỉ mặc trang phục dân tộc

Tin liên quan Thêm từ tác giả